Giỏ hàng

Ghi sổ kép

Học về tài khoản xong rồi, giờ đến ghi sổ kép nha. Sáng sớm có ai đang ngồi làm việc chưa? Dậy sớm như những người giàu hoy các chiến binh. Chiến đấu vì một ngày nào đó đời mình vẻ vang. Zô….!

 1. Khái niệm

Ghi sổ kép là một phương pháp kế toán được dùng để phản ánh số tiền của một nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản kế toán theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ và mối quan hệ giữa các loại Tài sản và Nguồn vốn.

Ghi sổ kép

 2. Định khoản

Trước khi phản ảnh một nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào đó vào tài khoản kế toán, cần phải biết nghiệp vụ đó có liên quan đến những tài khoản nào? Kết cấu của những tài khoản đó ra sao? Từ đó xác định tài khoản nào ghi Nợ, tài khoản nào ghi Có, số tiền ghi vào từng tài khoản là bao nhiêu? Công việc đó được gọi là định khoản kế toán.

Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh bao giờ cũng ghi ít nhất vào hai tài khoản, ghi Nợ tài khoản này, ghi có tài khoản kia. Việc ghi Nợ tài khoản này ghi Có tài khoản kia gọi là định khoản Trong chế độ kế toán hiện hành, có hai loại định khoản kế toán đó là định khoản giản đơn và định khoản phức tạp.

a. Định khoản giản đơn
Định khoản giản đơn: Là những định khoản chỉ liên quan đến hai tài khoản. Trong đó một tài khoản ghi Nợ và một tài khoản ghi Có với số tiền bằng nhau.

b. Định khoản phức tạp

Định khoản phức tạp: Là những định khoản có liên quan đến ít nhất ba tài khoản trở lên. Trong đó một tài khoản ghi Nợ và nhiều tài khoản ghi Có hoặc ngược lại với số tiền ghi Nợ và ghi Có bằng nhau.

Không phân biệt định khoản giản đơn hay định khoản phức tạp, mỗi định khoản phải được thực hiện bằng một lần ghi và gọi là “bút toán”. Mối quan hệ kinh tế giữa các tài khoản có liên quan với nhau trong từng bút toán gọi là quan hệ đối ứng tài khoản. Mối quan hệ này luôn luôn là quan hệ Nợ – Có.

3. Tác dụng của phương pháp ghi sổ kép

Thông qua quan hệ đối ứng giữa các tài khoản có thể thấy được nguyên nhân tăng, giảm của các đối tượng kế toán. Từ đó có thể phân tích được hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.

Kiểm tra được việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào các tài khoản có chính xác hay không. Tính chất cân đối về số tiền ở hai bên Nợ, Có trong từng bút toán làm cơ sở cho việc kiểm tra tổng số phát sinh của các tài khoản trong từng kỳ nhất định, theo nguyên tắc tổng số phát sinh bên Nợ của tất cả các tài khoản nhất thiết phải bằng tổng số phát sinh bên Có của tất cả các tài khoản.

Có câu hỏi gì thì cứ comment, chúng mình sẽ giải đáp ngay cho bạn nha! Cố lên những chiến binh cảu chúng tôi!