Giỏ hàng

Tư vấn thành lập công ty miễn phí

Tư vấn thành lập công ty miễn phí là dịch vụ tư vấn thành lập, đăng ký công ty doanh nghiệp mới với sở kế hoạch đầu tư để hình thành pháp nhân mới có thể xuất hóa đơn VAT, GTGT hoặc hóa đơn bán hàng được thực hiện miễn phí bởi kế toán YTHO

Công ty, doanh nghiệp là gì ? Có cần thiết phải thành lập công ty doanh nghiệp hay không ?

Trước khi các doanh nhân ra kinh doanh, các doanh nhân thường bắt đầu bằng kinh doanh nhỏ lẻ, học hỏi là chính. Khi đã có một lượng khách hàng nhất định, vì mục đích đầu tư mở rộng các doanh nhân thường có xu hướng khởi nghiệp, mở doanh nghiệp để thực hiện ước mơ làm một ông chủ ở một lĩnh vực nào đó.

Tư vấn thành lập công ty

Sau đây, kế toán YTHO xin phân tích, đưa ra mặt lợi, mặt hại khi thành lập một công ty doanh nghiệp để các quý doanh nhân lưu ý:

Mặt lợi khi thành lập công ty:

  1. Có một pháp nhân mới có đầy đủ chức năng để kinh doanh một sản phẩm, mở rộng ra thị trường toàn cầu:
    • Khả năng xuất hóa đơn VAT, GTGT, khai báo thuế
    • Thông thường doanh nhân nên lựa chọn những loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn. Do đó chỉ chịu trách nhiệm trên số vốn góp vào công ty.
    • Xây dựng được thương hiệu, uy tín, dễ dàng bảo vệ thương hiệu uy tín của mình.
    • Hợp thức hóa việc ký hợp đồng lao động, được quyền thuê trên 10 lao động.
    • Đóng thuế môn bài, thuế TNDN, TNCN, GTGT góp phần xây dựng đất nước.
  2. Tăng sức cạnh tranh của ngành nghề hoạt động, nếu phát triển tốt thì hạn chế độc quyền đối với một sản phẩm.
  3. Nếu thất bại thì học được bài học “thất bại là mẹ thành công”. Bài học: “lập kế hoạch kinh doanh”

Mặt hại khi thành lập công ty:

  1. Đối với doanh nghiệp mới thành lập thì các doanh nghiệp thường gặp nhiều khó khăn về vấn đề tài chính trong thời kỳ đầu. Các chi phí phát sinh bao gồm:
    • Tiền đóng thuế.
    • Tiền thuê nhà, văn phòng, điện, nước, internet.
    • Tiền thuê nhân viên.

Ví dụ: công ty kinh doanh cửa hàng điện thoại di động thì các chi phí phát sinh như sau:

Tiền thuê mặt bằng tại TPHCM 40 m2 mặt tiền: ít nhất 8 000 000 VNĐ/tháng

Tiền điện, nước, internet: ít nhất 2 000 000 VNĐ/tháng nếu có máy lạnh

Tiền thuê kế toán báo cáo thuế nếu là doanh nghiệp ít nhất 1 000 000 VNĐ/tháng

Chi phí đầu tư ban đầu ít nhất 50 000 000 VNĐ

Tiền mua hàng: 100 000 000 VNĐ

Nếu thuê 1 nhân viên ít nhất bao gồm cả đóng BHXH 6 000 000 VNĐ/tháng

Giả sử doanh nghiệp này có giá bán cao gấp đôi giá vốn

=> Cửa hàng này muốn sống được thì doanh thu khoảng 40 000 000 VNĐ/tháng

  1. Nếu kinh doanh thất bại thì phải giải thể, phá sản công ty doanh nghiệp để hết trách nhiệm => tốn thêm chi phí
  2. Nếu kinh doanh thất bại có thể dẫn đến chán nản với những người thiếu ý chí cầu tiến.

 

Trên đây là một số kinh nghiệm và phân tích của chúng tôi về các vấn đề, rủi ro khi thành lập công ty mới.

 

Nếu Quý doanh nhân vẫn còn thắc mắc về thành lập doanh nghiệp hãy tham khảo tiếp hotline tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi: 0938 289 345 (Mr. Thịnh)

Tư vấn thành lập công ty miễn phí

Các vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý khi thành lập công ty từ năm 2018 như sau:

A. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ và bảo trợ từ luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Chúng tôi xin trích 1 đoạn như sau:

Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Thực hiện vai trò điều phối, xác định mục tiêu, đối tượng, trọng tâm hỗ trợ để xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên phạm vi toàn quốc; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ bố trí nguồn vốn chi đầu tư phát triển để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ và cơ quan ngang Bộ khác xây dựng hệ thống thông tin phục vụ xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điều 23. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Hướng dẫn về thủ tục hành chính thuế, chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ; việc thực hiện các chính sách thuế, phí, lệ phí đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ bố trí nguồn vốn để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Công bố thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế, hải quan và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính khác của các doanh nghiệp nhỏ và vừa để xây dựng hệ thống thông tin phục vụ xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Vậy như thế nào là một doanh nghiệp nhỏ và vừa: (theo nghị định 39/2018/NĐ-CP):

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ, các quý doanh nghiệp và doanh nhân cần tận dụng điều này để dễ dàng làm việc với các cơ quan nhà nước.

Tư vấn thành lập công ty – Mọi tư vấn đều dựa vào pháp luật Việt Nam

B. Không còn thể hiện ngành nghề trên giấy phép kinh doanh

Các doanh nhân sẽ không thấy được ngành nghề của mình trên giấy phép kinh doanh. Muốn xem được ngành nghề kinh doanh phải vào tra cứu trên cổng thông tin quốc gia dangkykinhdoanh.gov.vn

Hoặc tải bố cáo thành lập lúc mới thành lập doanh nghiệp lưu lại.

Điều này rất thuận tiện cho doanh nghiệp khi tiến thành đăng ký thay đổi, thêm hay bỏ bớt ngành nghề. Doanh nghiệp không cần phải được cấp giấy phép mới.

C. Con dấu không cần khắc địa chỉ “quận/huyện” trên dấu

Từ ngày 1/07/2015, Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành đã trao quyền cho doanh nghiệp được quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.

Điều 44 của Luật doanh nghiệp 2014 quy định rõ như sau:

“1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

a) Tên doanh nghiệp;

b) Mã số doanh nghiệp.

2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.

4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu”.

Điều này rất thuận tiện khi doanh nghiệp chuyển địa chỉ khác quận/huyện cùng tỉnh thì doanh nghiệp không cần phải khắc lại con dấu.

D. Quy định về lệ phí môn bài doanh nghiệp phải nộp khi thành lập:

Doanh nghiệp căn cứ vào bảng sau để lựa chọn vốn điều lệ và thời điểm thành lập tiết kiệm chi phí phù hợp cho mình:

Mức môn bàiVốn điều lệPhí  Môn bàiTiểu mục nộp phí
1Trên 10 tỷ đồng3,000,0002862
2Từ 10 tỷ trở xuống2,000,0002863
4Chi nhánh, Văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, Đơn vị  SN, tổ chức kinh tế khác1,000,0002864

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí Môn bài cả năm, nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí Môn bài cả năm..

Ngoài ra, để tìm hiểu sâu xa hơn về ngành nghề kinh doanh, cách đặt tên doanh nghiệp, người đại diện pháp luật, địa chỉ doanh nghiệp các doanh nhân tham khảo thêm tại đoạn sau của bài viết tại đây.

Nếu quý doanh nhân còn có thêm thắc mắc hãy liên hệ ngay hotline: 0938 289 345  để được tư vấn tốt nhất về thành lập công ty.

Tư vấn thành lập công ty – Mang lại giá trị thực cho doanh nghiệp

Đến đây thì chúng tôi cảm ơn quý doanh nhân đã quan tâm đến sản phẩm tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi.

Nếu quý doanh nhân không có thời gian, đỡ tốn công đi lại nhiều lần thì hãy liên hệ đến dịch vụ thành lập công ty giá rẻ của chúng tôi tại đây.

Các văn phòng thực hiện dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi bao gồm:

Văn phòng 1:

Tại TPHCM

Địa chỉ: 435/4 Tân Sơn, Phường 12, Quận Gò Vấp, TPHCM

Văn phòng 2:

Tại Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 02 đường Cẩm Nam 8, Quận Cẩm Lệ, TP. ĐN

TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY MIỄN PHÍ

“Tận tâm – Nhiệt tình – Tiện ích” là phương châm làm việc của chúng tôi ở dịch vụ này.

Xin chân thành cảm ơn.