Giỏ hàng

Nghị định 90/2019/NĐ-CP ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2019

Nghị định 90/2019-NĐ-CP là nghị định quy định về mức lương tối thiểu vùng người sử dụng lao động phải trả cho người lao động. Nghị định này có vẻ sẽ làm cho nhiều chủ doanh nghiệp cau có đây.

Nghị định 90/2019-NĐ-CP là một trong những nghị định “hot” năm 2015 dành cho người lao động. Theo nghị định này thì mức lương tối thiểu vùng của người lao động đồng loạt tăng lên 400 000 đồng trên tháng. Đời sống của người lao động lại được nâng cao, đây là một tín hiệu vui cho người lao động và những người đi làm thuê.

Nếu năm nào cũng có nghị định như thế này thì nhiều doanh nghiệp phải chuẩn bị cho tốt về doanh thu cũng như tài chính. Các doanh nghiệp nhỏ thông thường tránh việc đóng bảo hiểm cho nhân viên. Các nhân viên thì ít biết về các thông tư và nghị định nên không biết về vấn đề này. Đôi khi họ biết họ cũng không biết hỏi ai và làm như thế nào. Chẳng may đòi quyền lợi từ doanh nghiệp,mất việc thì lại khổ

Nghị định 90/2019-NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2020 như sau:

CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 90/2019/NĐ-CPHà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC Ở DOANH NGHIỆP, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC, TRANG TRẠI, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
  2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
  3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp.

Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Điều 4. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn

  1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
  2. Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
  3. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
  4. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề quy định tại Khoản 2 Điều này.

Người lao động đã qua học nghề, bao gồm:

a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;

b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;

c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;

d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;

đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;

e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;

g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này và các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động với người lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của doanh nghiệp, doanh nghiệp phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động để thỏa thuận, xác định mức điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và mức lương trả cho người lao động cho phù hợp, bảo đảm các quy định của pháp luật lao động và tương quan hợp lý tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giữa lao động mới tuyển dụng với lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.

Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

Điều 6. Hiệu Iực thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
  2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các Bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuyên truyền, phổ biến đến người lao động, người sử dụng lao động và kiểm tra, giám sát việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định này; trình Chính phủ xem xét, điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định.
  3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
 

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– UB Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KTTH (3b). KN

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC

DANH MỤC ĐỊA BÀN ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị định 90/2019-NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ)

  1. Vùng I, gồm các địa bàn:

– Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;

– Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng;

– Các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;

– Thành phố Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;

– Thành phố Thủ Dầu Một, các thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;

– Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

  1. Vùng II, gồm các địa bàn:

– Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;

– Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;

– Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;

– Thành phố Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;

– Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;

– Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh;

– Các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh;

– Thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên;

– Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;

– Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;

– Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;

– Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;

– Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;

– Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;

– Các Thành phố Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;

– Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;

– Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;

– Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh;

– Thành phố Tây Ninh và các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;

– Thị xã Long Khánh và các huyện Định Quán, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;

– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương;

– Thị xã Đồng Xoài và huyện Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước;

– Thành phố Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

– Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;

– Thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang;

– Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;

– Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và huyện Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang;

– Các thành phố Long Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang;

– Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.

  1. Vùng III, gồm các địa bàn:

– Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II);

– Thị xã Chí Linh và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;

– Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;

– Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ;

– Các huyện Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;

– Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang;

– Các thị xã Quảng Yên, Đông Triều và huyện Hoành Bồ thuộc tỉnh Quảng Ninh;

– Các huyện Bảo Thắng, Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai;

– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Hưng Yên;

– Thị xã Phổ Yên và các huyện Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;

– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Nam Định;

– Các huyện Duy Tiên, Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;

– Các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình;

– Huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình;

– Thị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa;

– Thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;

– Các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;

– Thị xã Điện Bàn và các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam;

– Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi;

– Thị xã Sông Cầu và huyện Đông Hòa thuộc tỉnh Phú Yên;

– Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận;

– Thị xã Ninh Hòa và các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;.

– Huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum;

– Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng;

– Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận;

– Các thị xã Phước Long, Bình Long và các huyện Đồng Phú, Hớn Quản thuộc tỉnh Bình Phước;

– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Tây Ninh;

– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;

– Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

– Thị xã Kiến Tường và các huyện Thủ Thừa, Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An;

– Các thị xã Gò Công, Cai Lậy và các huyện Châu Thành, Chợ Gạo thuộc tỉnh Tiền Giang;

– Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;

– Thị xã Bình Minh và huyện Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long;

– Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;

– Các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Giang Thành, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang;

– Thị xã Tân Châu và các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang;

– Thị xã Ngã Bảy và các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang;

– Thị xã Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu;

– Các thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng;

– Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau.

  1. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.