Giỏ hàng

Cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn gtgt

Lưu ý Bài viết dưới đây hướng dẫn xử lý các trường hợp viết sai hóa giá trị gia tăng theo thông tư 39/2014/TT-BTC, xử lý hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử cũ viết sai. Còn xử lý hóa đơn theo nghị định 123/2020/ND-CP và thông tư 78 vui lòng xem tại bài viết này: Xử lý hóa đơn điện tử sai sót như thế nào?  

Cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn gtgt được chia sẻ bởi công ty kế toán

Chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách viết hóa đơn đúng quy định và cách viết hóa đơn trong trường hợp có chiết khấu. Tuy nhiên trong thực tế thì các bạn kế toán thường gặp phải sót sót trong quá trình viết hóa đơn

Viết sai hóa đơn có lẻ là chuyện không hề xa lạ với nhiều kế toán. Tổng cục thuế thì quy định doanh nghiệp và kế toán phải viết hóa đơn đúng theo những quy định của thông tư mới nhất. Tuy nhiên việc sai sót là bình thường trong kế toán, và các bạn đừng có lo lắng nhiều vì mọi chuyện đều có cách xử lý của nó. Bây giờ, kế toán Ytho sẽ giới thiệu đến các bạn cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn trong thực tế.

Hiện nay thông tư mới nhất quy định về cách viết hóa đơn là thông tư 39/2014/TT-BTC.

Cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn gtgt như sau:

1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
Ở trường hợp này thông tư không nói rõ là đã xé khỏi cuốn hay chưa xé khỏi cuốn. Vì vậy, khi viết hóa đơn sai thì bằng bất cứ cách nào bạn cần phải giữ lại liên đỏ để kẹp vào cuốn hóa đơn. Khi đó bạn không phải mất công cho các thủ tục rắc rối khác.

2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
Các bạn có thể tham khảo mẫu  thu hồi hóa đơn như sau:

3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghisố âm (-).”

Tóm lại quy định trên như sau:

Sau đây kế toán Ytho sẽ giới thiệu đến các bạn một trường hợp cần xử lý trong thực tế:

Ví dụ: Ngày 20/01/2015 công ty TNHH Ytho ký hợp đồng số Ytho-ILG-20012015 bán Máy lạnh LG RSL012 với công ty TNHH ILG Landscape với số lượng 20 bộ, mỗi bộ 14 000 000 VNĐ (chưa bao gồm 10% VAT), công ty TNHH ILG đã thanh toán nhận hàng, kê khai thuế theo tháng vào ngày 20/02/2015. Đến ngày 19/03/2015 công ty ILG phát hiện sai sót về đơn giá của máy lạnh. Giá trong hợp đồng là 14 000 000 VND (chưa thuế) nhưng trên hóa đơn lại ghi là 15 000 000 VND (chưa thuế)

Hóa đơn lập ngày 20/01/2015 cho công ty ILG landscape như sau:

Hóa đơn điều chỉnh được lập vào ngày 19/03/2015 như sau:

 

Đồng thời các bạn lập biên bản điều chỉnh hóa đơn

Theo khoản 7 điều 3 thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung thông tư 39/2014/TT-BTC như sau:

“Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính”.

Trong trường hợp này, biên bản điều chỉnh các bạn làm theo mẫu trên với nội dung sửa lại địa chỉ, không lập hóa đơn điều chỉnh.

Hướng dẫn kê khai thuế hóa đơn điều chỉnh:

Dựa vào hóa đơn điều chỉnh giảm đó (Số 150, ký hiệu YT/14P) hai bên kê khai như sau:

Công ty YTHO (Bên bán): Ghi âm (-) số tiền trên hóa đơn điều chỉnh vào “Chỉ tiêu – Doanh thu và thuế GTGT” trên PL 01-1/GTGT của tờ khai tháng 3/2015 (Tháng hiện tại): -20.000.000 và thuế GTGT: -2.000.000

Công ty TNHH ILG (Bên mua): Ghi âm (-) vào Chỉ tiêu giá trị mua vào và thuế GTGT trên PL 01 -2/GTGT của tờ khai tháng 3/2015: -20.000.000 và thuế GTGT: -2.000.000

Lưu ý: Hiện tại từ phiên bản phần mềm HTKK 3.4.0 đã bỏ các phụ lục, nên các bạn sẽ kê khai trực tiếp trên Tờ khai 01/GTGT nhé cụ thể như sau:

Bên bán: Kê khai ÂM vào Chỉ tiêu 32 và 33 (Vì thuế suất 10%)
Bên mua: Kê khai ÂM vào Chỉ tiêu 23, 24, 25
Nếu trong kỳ kê khai có nhiều hóa đơn thì các bạn trừ đi số tiền của hóa đơn điều chỉnh

Chú ý: Hóa đơn điều chỉnh giảm không được ghi âm trên hóa đơn, nhưng khi kê khai phải ghi âm.