Chi phí hoa hồng môi giới đưa vào chi phí hợp lý như thế nào?
Chi phí hoa hồng môi giới đưa vào chi phí hợp lý như thế nào?
Chi phí hoa hồng môi giới đưa vào chi phí hợp lý như thế nào? Là một trong những thắc mắc của nhiều bạn kế toán khi phát sinh phải chạy ngược chạy xuôi để hỏi cho ra lẽ.
Sau đây kế toán YTHO xin đưa ra các hướng dẫn về khoản chi phí này như sau:
- Điều kiện để đưa Chi phí hoa hồng môi giới vào chi phí hợp lý:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Xây dựng quy chế hoa hồng môi giới:
Mỗi doanh nghiệp căn cứ và điều kiện và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà xây dựng quy chế hoa hồng môi giới (về mức hưởng, điều kiện) được hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có hội đồng quản trị), giám đốc doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp không có hội đồng quản trị) phê duyệt, ký đóng dấu xác nhận và lưu trữ thành bộ hồ sơ công ty.
1. Hồ sơ chi phí hoa hồng môi giới
a. Trường hợp chi trả cho cá nhân, tổ chức kinh doanh có đăng ký hành nghề môi giới:
+ Hợp đồng môi giới: trong đó quy định chi tiết về khoản chi môi giới phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
+ Hóa đơn GTGT với thuế suất 10% (bên hưởng xuất cho mình)
+ Chứng từ thanh toán tiền
Trường hợp này kê khai thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bình thường. Tham khảo tại đây
b. Trường hợp chi trả cho cá nhân không kinh doanh, cá nhân có chứng chỉ không có đăng ký kinh doanh:
+ Hợp đồng môi giới: trong đó quy định chi tiết về khoản chi môi giới phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
+ Chứng từ khấu trừ thuế TNCN do doanh nghiệp xuất cho cá nhân hoặc chứng từ nộp tiền thuế TNCN của khoản này
+ Chứng từ thanh toán tiền, không cần phải thanh toán qua ngân hàng trong trường hợp này
2. Hạch toán hoa hồng môi giới
a. Phục vụ bán hàng
Nợ 641 (Thông tư 200)
Hoặc nợ 6421 (thông tư 133)
Nợ 133 (nếu có)
Có 111/112
b. Phục vụ sản xuất, dịch vụ, tính giá thành
Nợ 627 (Thông tư 200)
Hoặc nợ 154 (thông tư 133)
Nợ 133 (nếu có)
Có 111/112
c. Hoạt động phục vụ kinh doanh lâu dài,…
Nợ 642
Nợ 133 (nếu có)
Có 111/112
Tham khảo: Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN