Đối tượng lập báo cáo tài chính
Đối tượng lập báo cáo tài chính hiện nay được quy định rất rõ ràng trong chuẩn mực và các thông tư liên quan. Để các bạn hiểu rõ phần này chúng tôi xin trình bày các nội dung như sau:
+ Theo quy định tại điều 6 “Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính” của chuẩn mực kế toán số 21 “Lập và trình bày báo cáo tài chính”:
“06. Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lập và trình bày báo cáo tài chính.”
+ Theo quy định tại điều 99 thông tư 200/TT-BTC:
“1. Đối tượng lập Báo cáo tài chính năm:
Hệ thống Báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Báo cáo tài chính năm phải lập theo dạng đầy đủ.
Đối tượng lập báo cáo tài chính là ai
2. Đối tượng lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (Báo cáo tài chính quý và Báo cáo tài chính bán niên):
a) Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập Báo cáo tài chính giữa niên độ;
b) Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng tại điểm a nêu trên được khuyến khích lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (nhưng không bắt buộc).
c) Báo cáo tài chính giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược. Chủ sở hữu đơn vị quyết định việc lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược đối với Báo cáo tài chính giữa niên độ của đơn vị mình nếu không trái với quy định của pháp luật mà đơn vị thuộc đối tượng bị điều chỉnh.
Doanh nghiệp cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập Báo cáo tài chính của riêng đơn vị mình và Báo cáo tài chính tổng hợp. Báo cáo tài chính tổng hợp được lập trên cơ sở đã bao gồm số liệu của toàn bộ các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân và đảm bảo đã loại trừ tất cả số liệu phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.
Các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập Báo cáo tài chính của mình phù hợp với kỳ báo cáo của đơn vị cấp trên để phục vụ cho việc tổng hợp Báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên và kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước.
Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành đặc thù tuân thủ theo quy định tại chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.
Việc lập, trình bày và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất năm và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ thực hiện theo quy định của pháp luật về Báo cáo tài chính hợp nhất.
Việc ký Báo cáo tài chính phải thực hiện theo Luật kế toán. Đối với đơn vị không tự lập Báo cáo tài chính mà thuê dịch vụ kế toán lập Báo cáo tài chính, người hành nghề thuộc các đơn vị dịch vụ kế toán phải ký và ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người hành nghề cá nhân phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.”
Như vậy người lập báo cáo tài chính là doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm điều hành việc lập báo cáo tài chính để gởi ra bên ngoài. Trên báo cáo tài chính có đầy đủ chữ ký, trong đó phải có chữ ký của giám đốc và con dấu. Giám đốc chịu trách nhiệm chính về báo cáo tài chính chứ không phải kế toán trưởng. Kế toán có trách nhiệm lập báo cáo tài chính theo các nguyên tắc, các quy định có liên quan.
Đối tượng lập báo cáo tài chính, ai là người lập báo cáo tài chính đã quá rõ ràng, các bạn hãy học nhanh bài giảng này để tiếp tục các bài học tiếp theo của mình nhé.