Giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân
Giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân được chia sẻ bởi công ty kế toán YTHO
Chi tiết bài học như sau:
- Khái niệm: Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
- Mức giảm trừ:
- Đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
(Mức 9 triệu đồng/tháng là mức bình quân cho cả năm không phân biệt một số tháng trong năm tính thuế không có thu nhập hoặc có thu nhập dưới 9 triệu đồng/tháng)
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng. (kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng)
Việc thay đổi mức giảm trừ gia cảnh từ 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu đồng/tháng đối với đối tượng nộp thuế và 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng đối với người phụ thuộc sẽ dẫn đến thu hẹp đối tượng phải nộp thuế, chỉ còn khoảng 1 triệu người, giảm quá lớn so với hiện nay và chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số người có thu nhập. Tương tự như vậy, số lượng hộ kinh doanh cá thể thuộc diện nộp thuế TNCN cũng giảm khá lớn. Ngoài ra, việc nâng mức giảm trừ gia cảnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn thu NSNN. Nhưng nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN nhằm kiên trì mục tiêu dài hạn theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước là: Đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập, động viên một cách hợp lý thu nhập dân cư, góp phần ổn định, nâng cao đời sống của người nộp thuế, khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng. Đồng thời tạo thuận lợi cho người nộp thuế và góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, hiện đại hoá công tác quản lý thuế.
Giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân
NGƯỜI PHỤ THUỘC
- Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
- Đối với con gồm: con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú
Con dưới 18 tuổi (được tính đủ theo tháng)
- Con trên 18 tuổi bị tàn tật không có khả năng lao động
- Con đang theo học tại đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; không có thu nhập hoặc thu nhập dưới 1 triệu đồng/người/tháng
- Vợ hoặc chồng ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá 1 triệu đồng/người/tháng
- Các cá nhân khác là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không nơi nương tựa, không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá 1 triệu đồng/người/tháng mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng bao gồm:
- Anh ruột, chị ruột, em ruột của đối tượng nộp thuế
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột, của đối tượng nộp thuế (bao gồm con của chị ruột, em ruột, anh ruột)
- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật
Lưu ý:
- Không giới hạn người phụ thuộc
- Giám định từ 61% trở lên tỷ lệ thương tật và không có khả năng lao động thì được xem là người phụ thuộc
- Anh chị em ruột bị tàn tật, không có khả năng lao động, không được xem là người phụ thuộc của mình, là của cha mẹ nếu cha mẹ còn sống và còn khả năng lao động.
Bài học thuế TNCN:
Danh sách học kế toán thực hành: