Hướng dẫn các khoản thu chi bằng ngoại tệ đưa vào chi phí doanh nghiệp
Để nắm được hướng dẫn các khoản thu chi bằng ngoại tệ đưa vào chi phí doanh nghiệp, trước hết các doanh nghiệp cần xác định ngân hàng nhà nước cho phép doanh nghiệp được phép thu chi những khoản ngoại tệ nào?
Theo quy định tại Điều 3, điều 5 thông tư 16/2014/TT-NHNN thì:
Điều 3. Sử dụng tài khoản ngoại tệ của người cư trú là tổ chức
Người cư trú là tổ chức được sử dụng tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây:
- Thu:
a) Thu ngoại tệ chuyển khoản từ nước ngoài chuyển vào;
b) Thu ngoại tệ chuyển khoản thanh toán tiền xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ từ tài khoản của người không cư trú là tổ chức mở tại ngân hàng được phép ở trong nước;
c) Nộp lại số ngoại tệ tiền mặt của tổ chức rút ra cho nhân viên đi công tác ở nước ngoài nhưng chi tiêu không hết tại ngân hàng được phép đã rút tiền. Khi nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản, tổ chức xuất trình cho ngân hàng được phép chứng từ liên quan đến việc rút tiền từ tài khoản và Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào. Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu chỉ có giá trị cho tổ chức gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản ngoại tệ trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhập cảnh ghi trên Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh;
d) Thu ngoại tệ từ các nguồn thu hợp pháp trong nước, bao gồm:
– Thu từ việc mua ngoại tệ chuyển khoản tại các tổ chức tín dụng được phép;
– Thu ngoại tệ chuyển khoản hoặc nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản đối với các trường hợp được thu ngoại tệ trong nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
- Chi:
a) Chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép;
b) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;
c) Chi chuyển đổi ra các loại ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Chi chuyển đổi ra các công cụ thanh toán khác bằng ngoại tệ;
đ) Chi rút ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân làm việc cho tổ chức khi được cử ra nước ngoài công tác;
e) Chi chuyển khoản hoặc rút ngoại tệ tiền mặt để trả lương, thưởng, phụ cấp cho người không cư trú, người cư trú là cá nhân nước ngoài;
g) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch được phép thanh toán trong nước bằng ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam;
h) Chi chuyển khoản cho các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Điều 5. Sử dụng tài khoản ngoại tệ của người không cư trú là tổ chức
Người không cư trú là tổ chức được sử dụng tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây:
- Thu:
a) Thu ngoại tệ chuyển khoản từ nước ngoài chuyển vào;
b) Thu ngoại tệ chuyển khoản từ tài khoản ngoại tệ của người không cư trú khác ở trong nước;
c) Nộp lại số ngoại tệ tiền mặt của tổ chức rút ra cho nhân viên đi công tác ở nước ngoài nhưng chi tiêu không hết tại ngân hàng được phép đã rút tiền. Khi nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản, tổ chức xuất trình cho ngân hàng được phép chứng từ liên quan đến việc rút tiền từ tài khoản và Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào. Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu chỉ có giá trị cho tổ chức gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản ngoại tệ trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhập cảnh ghi trên Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh;
d) Thu ngoại tệ từ các nguồn thu hợp pháp trong nước, bao gồm:
– Thu từ việc mua ngoại tệ chuyển khoản tại các tổ chức tín dụng được phép;
– Thu ngoại tệ chuyển khoản hoặc nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản đối với các trường hợp được thu ngoại tệ trong nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
- Chi:
a) Chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép;
b) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;
c) Chi chuyển đổi ra các loại ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Chi chuyển đổi ra các công cụ thanh toán khác bằng ngoại tệ;
đ) Chi rút ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân làm việc cho tổ chức khi được cử ra nước ngoài công tác;
e) Chi chuyển khoản hoặc rút tiền mặt để trả lương, thưởng, phụ cấp cho người không cư trú, người cư trú là cá nhân nước ngoài;
g) Chi chuyển ra nước ngoài hoặc chuyển khoản sang tài khoản ngoại tệ của người không cư trú khác;
h) Chi thanh toán tiền xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú;
i) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch được phép thanh toán trong nước bằng ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định tại nghị định số: 70/2014/NĐ-CP nghị định chính phủ thì
Trên lãnh thổ Việt Nam, tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai của người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện phù hợp với các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan theo các nguyên tắc sau:
- Người cư trú, người không cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các nhu cầu thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai.
- Người cư trú, người không cư trú có trách nhiệm xuất trình các chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép.
- Khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai, người cư trú, người không cư trú không phải xuất trình các chứng từ liên quan đến việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam.
Như vậy để có được những khoản thu chi bằng ngoại tệ thì rất khó khăn cho doanh nghiệp, các ngân hàng cũng không dễ giải ngân những khoản ngoại tệ này.
Theo hướng dẫn tại điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC thì
- Trừ các khoản chi không được trừ, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, doanh nghiệp cần căn cứ vào những khoản chi bằng ngoại tệ có đáp ứng những điều kiện trên hay không để đưa vào chi phí của doanh nghiệp.