Giỏ hàng

Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính

Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính

Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính là tổng hợp quy trình lập một báo cáo tài chính chuẩn theo quy định. Hiện nay việc lập một báo cáo tài chính mang lại nhiều ý nghĩa cho doanh nghiệp về mặt thông tin như: cung cấp thông tin về mặt tài chính cho những người có nhu cầu như: nhà đầu tư, chủ nợ, ban giám đốc doanh nghiệp.

Quy trình lập báo cáo tài chính như sau:

Bước 1: Tập hợp chứng từ

Đối với kế toán việc tập hợp chứng từ là công việc đầu tiên cần lưu ý:

1. Chứng từ hóa đơn: phải tuân thu 3 nguyên tắc: hợp pháp, hợp lệ và hợp lý

a. Hóa đơn chứng từ hợp pháp là:

– Hóa đơn do Bộ tài chính (Tổng cục thuế) phát hành và được cơ quan thuế cung cấp cho các cơ sở kinh doanh.
– Hóa đơn do các cơ sở kinh doanh tự in theo mẫu quy định và đã được cơ quan thuế chấp nhận cho sử dụng.
– Hóa đơn đã được doanh nghiệp làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn.

b. Hóa đơn hợp lệ là:

– Hóa đơn hợp lệ được hiểu là sự phù hợp với các thông lệ. Hóa đơn phải đảm bảo đầy đủ nội dung các chỉ tiêu và yêu cầu ghi trên hóa đơn như:
+Ghi rõ ngày tháng năm lập hóa đơn, họ tên người mua, bán, địa chỉ Công ty mua, bán, mã số thuế, hình thức thanh toán (Tiền mặt hoặc chuyển khoản), số tài khoản (Nếu có);
+ Ghi rõ số thứ tự, tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế suất, tiền thuế GTGT (Nếu có), tổng số tiền thanh toán; số tiền bằng chữ;
+ Phải có chữ ký người mua, người bán, chữ ký của Giám đốc, nếu không có chữ ký của Gám đốc thì phải có giấy ủy quyền và đóng dấu treo vào bên trên góc trái hóa đơn, người được ủy quyền ký vào đây.
– Hóa đơn được lập theo đúng các Nguyên tắc lập hóa đơn GTGT theo quy định bao gồm: Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Ngoài ra khi sử dụng hóa đơn điện tử cần tuân thủ nghị định số 119/2018/NĐ-CP

c. Hóa đơn hợp lý là:

– Khi nói đến hóa đơn hợp lý là nói đến chi phí hợp lý. Chi phí có hóa đơn hợp pháp, hợp lệ vẫn chưa đủ, nó còn phải hợp lý: Nội dung trên hóa đơn phải đúng – phù hợp với nội dung kinh doanh và có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi được cấp phép trên Giấy phép ĐKKD của Doanh nghiệp.
Ví dụ 2: Hóa đơn chi phí ăn uống tiếp khách là hóa đơn hợp pháp nhưng hóa đơn ấy khi lấy về phải xem có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hay không? Hoặc hóa đơn nhiên liệu lấy về quá nhiều trong khi doanh nghiệp không có phương tiện vận tải.

2. Chứng từ ngân hàng:

– Giấy báo nợ: Ủy nhiệm chi, séc
– Giấy báo có: giấy báo có nộp tiền vào tài khoản.
– Phiếu hạch toán ngân hàng:
+ Sổ phụ ngân hàng.
+ Sao kê ngân hàng.
Các chứng từ ngân hàng thường phát sinh trong các khoản giao dịch mua bán hoặc các giao dịch khác liên quan qua ngân hàng của doanh nghiệp.

3. Các chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước: Là số tiền doanh nghiệp phải nộp như:

– Thuế TNDN (khi phát sinh số thuế phải nộp trong quý, hoặc quyết toán cuối năm).
– Thuế GTGT (khi phát sinh số thuế phải nộp).
– Thuế TNCN (Khi phát sinh thuế phải nộp).
– Các loại thuế, phí liên quan.

4. Các chứng từ kèm theo:

  • Phiếu xuất kho, phiếu giao hàng đối với hóa đơn bán hàng
  • Phiếu nhập kho đối với hóa đơn mua vật tư, hàng hóa
  • Phiếu thu đối với thu tiền mặt
  • Phiếu chi đối với chi tiền mặt
  • Biên bản bàn giao, nghiệm thu, quyết toán
  • Hợp đồng mua bán, hợp đồng vay, biên bản giao trả hàng.

Bước 2: Phản ánh chứng từ

Là định khoản các chứng từ phát sinh: Hóa đơn, Ngân hàng, Bảng kê, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước lên phần mềm kế toán hoặc lên excel.


Bước 3: Tập hợp chi phí:

Là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định chi phí của doanh nghiệp:
a. Chi phí tiền lương: căn cứ vào Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ BLĐTBXH.
b. Chi phí khấu hao TSCĐ: Căn cứ Thông tư 45/2015/TT- BTC.
c. Chi phí trả trước.
d. Chi phí giá vốn: Doanh nghiệp áp dụng tính giá vốn hàng xuất bán theo phương pháp đã đăng ký hoặc tự đăng ký. (áp dụng thống nhất trong chu kỳ kế toán)
e. Các chi phí khác liên quan.

Bước 4: Bút toán kết chuyển và xác định kết quả kinh doanh

a. Kết chuyển các khoản doanh thu

Kết chuyển doanh thu bán hàng chú ý: các trường hợp hàng bán trả lại, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán làm khoản doanh thu giảm đi, các bạn nhớ làm bút toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu sau đó mới kết chuyển doanh thu:

Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu:
Nợ TK 511
Có TK 521
Kết chuyển doanh thu bán hàng hóa:
Nợ TK 511
Có TK 911
Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính:
Nợ TK 515
Có TK 911
Kết chuyển thu nhập khác:
Nợ TK 711
Có TK 911
b. Kết chuyển các khoản chi phí
Kết chuyển chi phí giá vốn:
Nợ TK 911
Có TK 632
Kết chuyển chi phí tài chính:
Nợ TK 911
Có TK 635
Kết chuyển chi phí bán hàng:
Nợ TK 911
Có TK 641
Kết chuyển chi phí quản lý:
Nợ TK 911
Có TK 642
Kết chuyển chi phí khác:
Nợ TK 911
Có TK 811
Kết chuyển chi phí thuế TNDN:
Nợ TK 911
Có TK 821
c. Xác định kết quả kinh doanh
Doanh nghiệp lãi:
Nợ TK 911
Có TK 4212
Doanh nghiệp lỗ:
Nợ TK 4212
Có TK 911
d. Kết chuyển thuế GTGT được khấu trừ (Doanh nghiệp áp dụng PP khấu trừ)
Nguyên tắc trong định khoản kết chuyển thuế luôn làm giảm 2 loại thuế là:
+ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
+ Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Nợ TK 3331
Có TK 133
– Công thức tính số phát sinh của 133: nợ 133 – có 133
– Công thức tính số phát sinh của 3331: có 3331 – nợ 3331
– Tìm số dư đầu kỳ 133:
Nguyên tắc tìm giá trị nhỏ kết chuyển theo công thức sau:
Đầu kỳ 133 + Phát sinh (PS) trong kỳ 133 so sánh với PS trong kỳ 3331
Nếu Đầu kỳ 133 + PS trong kỳ 133 > PS trong kỳ 3331 => số kết chuyển theo 133
Nếu Đầu kỳ 133 + PS trong kỳ 133 < PS trong kỳ 3331 => số kết chuyển theo 3331
Ví dụ 3:
Doanh nghiệp Kế toán Đức Hà áp dụng kê khai thuế theo PP khấu trừ, trong quý 1/2015 có số liệu sau: đầu kỳ 133 còn được khấu trừ là 12.000.000 đồng, trong kỳ phát sinh của 133 là 20.000.000 đồng, phát sinh trong kỳ 3331 là 25.000.000 đồng.
Theo công thức kết chuyển thuế, số kết chuyển trong bài là:
12.000.000 + 20.000.000 > 25.000.000
Nợ TK 3331 25.000.000 đồng
Có TK 133

Sau khi đã nắm rõ quy trình lập báo cáo tài chính, công việc cần làm đối với các bạn kế toán là sử dụng công cụ nào để có thể làm được báo cáo này một cách tiết kiệm thời gian và hiệu quả nhất:

Cách 1: Sử dụng excel. Tham khảo tại đây

Cách 2: Sử dụng phần mềm kế toán.