Hướng dẫn cách xử lý kế toán khi bị mất công cụ dụng cụ
Hướng dẫn cách xử lý kế toán khi bị mất công cụ dụng cụ
Hướng dẫn cách xử lý kế toán khi bị mất công cụ dụng cụ được kế toán YTHO gởi đến các bạn như sau:
Tại doanh nghiệp việc mất công cụ dụng cụ xảy ra là do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân có thể do nhân viên làm mất hoặc doanh nghiệp không thực hiện kiểm soát nội bộ. Khi bị mất công cụ dụng cụ thì doanh nghiệp phải làm thế nào khi chúng đang nằm trên sổ kế toán.
- Việc trước tiên là doanh nghiệp cần phải tìm hiểu nguyên nhân bị mất và quy trách nhiệm. Lập biên bản để có chứng từ lưu và có căn cứ cho kế toán hạch toán.
- Thứ 2 là kế toán phải hạch toán nghiệp vụ trên như thế nào cho hợp lý. Việc hạch toán này các kế toán cần xử lý như sau:
Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán:
– Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán.
– Nếu giá trị công cụ dụng cụ hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt cho phép (hao hụt trong định mức), ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (phần còn lại).
– Nếu số hao hụt, mất mát chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ xử lý, căn cứ vào giá trị hao hụt, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý).
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
– Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (người phạm lỗi nộp tiền bồi thường).
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (tiền bồi thường của người phạm lỗi).
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (trừ tiền lương của người phạm lỗi).
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần giá trị hao hụt, mất mát công cụ, dụng cụ còn lại phải tính vào giá vốn hàng bán).
Có TK 138 – Phải thu khác (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý).
- Thứ 3, sau khi đã biết nguyên nhân thì doanh nghiệp cần thiết lập lại hệ thống kiểm soát nội bộ để quản lý tránh bị mất mát như trước đây.
Tham khảo: Phần mềm đăng ký MST TNCN 3.3.1