Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế GTGT mới nhất
Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế GTGT mới nhất là hướng dẫn các bạn cách kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) bổ sung điều chỉnh theo các quy định mới nhất hiện nay.
Vì sao lại kê khai bổ sung thuế GTGT:
- Kê thiếu hóa đơn đầu ra.
- Hóa đơn đầu ra bị xóa bỏ.
- Hóa đơn đầu vào bị xóa bỏ.
Để kê khai thuế GTGT bổ sung các bạn cần chuẩn bị:
+ Tờ khai thuế GTGT lần đầu (cái này các bạn có thể down về từ trang noptokhai.gdt.gov.vn)
+ Tờ khai thuế GTGT bổ sung.
Tờ khai thuế GTGT bổ sung là tờ khai thuế được làm lại khi đã được bổ sung những chứng từ còn thiếu.
Lưu ý khi làm tờ khai thuế GTGT bổ sung:
+ Nếu kê khai thuế GTGT bổ sung phát sinh tiền thuế phải nộp thì doanh nghiệp nên tiến hành nộp thuế bổ sung và nộp tiền thuế còn thiếu để tránh phát sinh thêm. Trường hợp không biết tiểu mục nộp thuế thì có thể gọi hỏi người thuế quản lý mình.
+ Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trước khi làm, tránh kê khai bổ sung đi bổ sung lại => gây rối, khó kiểm tra.
+ Khi có sự bổ sung hóa đơn thuế GTGT đầu ra thì tiến hành làm lại báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn để gởi lại.
Bước làm:
Bước 1: Trước tiên các bạn vào tờ khai lần đầu, tải vào tờ khai lần đầu đã kê khai trước đó (Vấn đề này cần thực hiện đối với trường hợp mất dữ liệu lần đầu)
Bước 2: Làm và tải tờ khai bổ sung
Bước 3: Nộp tiền thuế nếu phát sinh
Nguyên tắc lập tờ khai bổ sung thuế GTGT:
+ Chỉ được lập tờ khai bổ sung khi đã nộp tờ khai chính thức. Nếu chưa nộp tờ khai chính thức thì không nộp tờ khai bổ sung của kỳ đó.
+ Chỉ được lập tờ khai bổ sung sau khi hết hạn nộp tờ khai chính thức (sau ngày 20 đối với khai tháng, sau ngày thứ 30 đối với tờ khai quý). Trường hợp ngày thứ 20 hoặc ngày thứ 30 trùng vào ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ theo luật định thì ngày hết hạn nộp tờ khai là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.
+ Tờ khai bổ sung điều chỉnh của các kỳ thuế trước có thể nộp bất kỳ ngày làm việc nào nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
+ Tại thời điểm hiện tại có lập 1 hoặc nhiều tờ khai bổ sung liên tiếp các kỳ thuế liền kề, không được điều chỉnh số thuế còn được khấu trừ của kỳ trước chuyển sang (chỉ tiêu 22)
+ Số thuế GTGT đầu kỳ của tờ khai phát sinh (chỉ tiêu 22) phải bằng và phải luôn luôn bằng với số thuế GTGT còn được khấu trừ (chỉ tiêu 43) của tờ khai chính thức kỳ trước chuyển sang.
+ Đã lập tờ khai bổ sung điều chỉnh lần 1 rồi và đã gởi lên mạng rồi nếu tiếp tục phát hiện sai sót thì lập tờ khai bổ sung điều chỉnh lần thứ 2 và gởi lên mạng. Phải tuân thủ theo thứ tự lập tờ khai điều chỉnh bổ sung ( tờ khai bổ sung sau phải là lần n + 1).
+ Không được điều chỉnh số liệu của tờ khai chính thức sau khi hết hạn nộp tờ khai chính thức. Chỉ được điều chỉnh khi còn thời hạn nộp. Sau khi hết hạn nộp thì phải lập tờ khai bổ sung.
+ Trong tờ khai điều chỉnh bổ sung chỉ được điều chỉnh các chỉ tiêu: 23,24,25,26,29,30,31,32 và 33. Không được nhập hoặc bổ sung số liệu vào chỉ tiêu 37 hoặc 38.
Chỉ tiêu 37 và 38 nhập ở tờ khai chính thức của kỳ tiếp theo.
Khi nào thì nhập vào chỉ tiêu 37 hoặc 38?
Nếu khi kê khai bổ sung làm tăng số thuế khấu trừ được chuyển kỳ sau:
Trên tờ phụ lục KHBS có chênh lệch dương (chỉ tiêu 43>0) thì số chênh lệch này làm tăng số thuế được khấu trừ chuyển kỳ sau các bạn cộng tất cả số tiền chênh lệch vào chỉ tiêu 38 của kỳ hiện tại (hoặc sau kỳ hiện tại)
Nếu khi kê khai bổ sung làm giảm số thuế khấu trừ được chuyển kỳ sau:
Trên tờ phụ lục KHBS có chênh lệch âm (chỉ tiêu 43<0) thì số chênh lệch này làm giảm số thuế được khấu trừ chuyển kỳ sau các bạn cộng tất cả số tiền chênh lệch vào chỉ tiêu 37 của kỳ hiện tại (hoặc sau kỳ hiện tại)
Những chênh lệch ảnh hưởng đến chi tiêu 40 trên tờ phụ lục KHBS thì:
Nếu chỉ tiêu 40>0 thì các bạn đóng thêm tiền và lãi chậm nộp.
Nếu chỉ tiêu 40<0 thì các bạn chỉ theo dõi trên sổ kế toán làm giảm 33311 (số thuế phải nộp)
Dựa trên các nguyên tắc này, các bạn tiếp tục thực hiện việc thao tác trên phần mềm HTKK.
Clip hướng dẫn kê khai bổ sung trường hợp đơn giản như sau: