Giỏ hàng

Hướng dẫn quyết toán thuế tài nguyên

Hướng dẫn quyết toán thuế tài nguyên là hướng dẫn các bạn cách điền vào tờ khai quyết toán thuế tài nguyên

Người nộp thuế có khai thác tài nguyên phải lập Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên để xác định số thuế tài nguyên thực tế phải nộp trong năm khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng khai thác hoặc trong các trường hợp: sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Việc kê khai được thực hiện như sau:

Mỗi loại tài nguyên được kê khai trên một dòng tương ứng với các chỉ tiêu trên cột.

Số liệu để ghi vào tờ khai này là số thực tế phát sinh trong năm (hoặc trong kỳ tính thuế).

Số tổng cộng các chỉ tiêu tương ứng theo cột được thể hiện số quyết toán năm của người nộp thuế.

Lưu ý: Khi lập tờ khai quyết toán thuế tài nguyên, người nộp thuế không cần trừ đi số liệu đã kê khai trên tờ khai thuế tài nguyên của các tháng trong năm.

hướng dẫn quyết toán thuế tài nguyên

Cột (1): Chỉ tiêu “Số thứ tự”

NNT ghi thứ tự từng loại tài nguyên khai thác hoặc thu mua gom tương ứng với từng mức thuế suất đối với từng loại tài nguyên trong Biểu thuế tài nguyên và tính chất của hoạt động khai thác hoặc thu gom trong năm.

hướng dẫn quyết toán thuế tài nguyên

Cột (2): Chỉ tiêu “Tên loại tài nguyên

Mục I: Chỉ tiêu “Tài nguyên khai thác”

NNT khai tên của tài nguyên khai thác trong năm theo từng nhóm, loại tài nguyên tương ứng với từng mức thuế suất theo quy định trong Biểu thuế suất thuế tài nguyên do Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội quy định. Mỗi loại tài nguyên có cùng căn cứ tính thuế được kê khai vào một dòng của tờ khai.

Cụ thể như sau:

– Trường hợp tài nguyên khai thác vừa tiêu thụ nội địa, vừa xuất khẩu thì người nộp thuế khai thành 2 dòng riêng biệt: tài nguyên xuất khẩu và tài nguyên tiêu thụ nội địa;

– Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì khai theo từng chất trong tài nguyên khai thác.

Mục II: Chỉ tiêu “Tài nguyên thu mua gom”

NNT khai tên của tài nguyên thu mua gom trong năm theo từng nhóm, loại tài nguyên tương ứng với từng mức thuế suất theo quy định trong Biểu thuế suất thuế tài nguyên do Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội quy định. Mỗi loại tài nguyên có cùng căn cứ tính thuế được kê khai vào một dòng của tờ khai.

 

Cột (3): Chỉ tiêu “Đơn vị tính”

NNT ghi đơn vị tính của từng loại tài nguyên khai thác, thu mua gom theo kg, m3, tấn, thùng, KW/h….

Cột (4): Chỉ tiêu “Sản lượng”

NNT ghi tổng sản lượng của từng loại tài nguyên thực tế khai thác hoặc thu mua gom trong năm vào chỉ tiêu này. Chỉ tiêu này có thể là số lượng, khối lượng, trọng lượng tài nguyên thương phẩm, không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên.

Cột (5): Chỉ tiêu “Giá tính thuế đơn vị tài nguyên”

NNT ghi giá tính thuế đơn vị tài nguyên theo từng loại đơn vị sản phẩm tài nguyên khai thác, thu mua gom chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng vào cột (5). Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên và được xác định như sau:

Giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên=Tổng doanh thu (chưa có thuế GTGT) bán tài nguyên
Tổng sản lượng tài nguyên bán ra

Giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên được áp dụng làm giá tính thuế cho toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong năm có cùng phẩm cấp, chất lượng, không phân biệt một phần vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ hoặc đưa vào sản xuất, chế biến, sàng tuyển, phân loại.

Cột (6): Chỉ tiêu “Thuế suất”

Thuế suất của mỗi tài nguyên khai thác, thu mua gom phát sinh trong kỳ được ghi vào cột (6) và được căn cứ theo mức thuế suất quy định tại Biểu mức thuế suất đối với các loại tài nguyên, trừ dầu thô và khí thiên nhiên, khí than hiện hành.

Cột (7): Chỉ tiêu “Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên”

 Số liệu ghi vào cột này là mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên của cơ quan có thẩm quyền quy định.

Cột (8): Chỉ tiêu “Thuế tài nguyên phát sinh trong kỳ”

Thuế tài nguyên phát sinh trong kỳ được xác định như sau:

Thuế tài nguyên phát sinh trong kỳ =Sản lượng    tài nguyên tính thuế xGiá tính   thuế đơn vị tài nguyên xThuế suất thuế tài nguyên

Hoặc :

Thuế tài nguyên phát sinh trong kỳ=Sản lượng tài nguyên tính thuếxMức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác

Cột (9): Chỉ tiêu “Thuế tài nguyên dự kiến được miễn giảm trong kỳ”

Căn cứ vào các trường hợp được miễn giảm theo quy định và loại tài nguyên khai thác được miễn, giảm theo quy định, người nộp thuế kê khai số thuế dự kiến được miễn giảm trong năm vào cột (9).

Cột (10): Chỉ tiêu “Thuế tài nguyên phát sinh phải nộp trong kỳ”

Chỉ tiêu này xác định số thuế tài nguyên phát sinh thực tế phải nộp đối với từng loại tài nguyên khai thác, thu mua gom trong năm. NNT khai đầy đủ các số liệu vào các chỉ tiêu từ cột (2) đến cột (9) của Tờ khai thuế tài nguyên, và xác định số thuế tài nguyên thực tế phải nộp của từng loại tài nguyên khai thác, thu mua gom trong năm theo công thức sau:

Thuế tài nguyên    phát sinh phải nộp       trong kỳ=Thuế tài nguyên phát sinh trong kỳThuế tài nguyên dự kiến được miễn giảm trong kỳ

Cột (11): Chỉ tiêu “Thuế tài nguyên đã kê khai trong kỳ”

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số liệu luỹ kế số thuế tài nguyên đã kê khai của từng loại tài nguyên khai thác, thu mua gom của các tháng trong năm. NNT căn cứ vào số liệu tại chỉ tiêu “Thuế tài nguyên phát sinh phải nộp trong kỳ” (cột 10) trên các tờ khai thuế tài nguyên mẫu 01/TAIN của các tháng phát sinh tài nguyên khai thác, thu mua gom để kê khai tổng hợp vào cột (11).

Cột (12): Chỉ tiêu “Chênh lệch giữa số quyết toán với số kê khai”

Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch số thuế tài nguyên giữa số thuế quyết toán với số đã kê khai các tháng trong năm của tài nguyên khai thác, thu mua gom. Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Chênh lệch giữa số quyết toán với kê khai=Thuế tài nguyên phát sinh phải nộp trong kỳ (trong năm)Thuế tài nguyên đã kê khai      trong kỳ

Chỉ tiêu:  “Tổng cộng”

Số liệu tại dòng này là tổng các cột (8), (9), (10), (11), (12) cụ thể như sau:

Cột (8): Là tổng cộng số thuế tài nguyên phát sinh trong năm.

Cột (9): Là tổng cộng số thuế tài nguyên dự kiến được miễn giảm trong năm.

Cột (10): Là tổng số thuế tài nguyên phát sinh phải nộp trong năm.

Cột (11): Là tổng số thuế tài nguyên đã kê khai trong năm.

Cột (12): Là tổng số thuế chênh lệch giữa số quyết toán với kê khai.

 

Kế toán Ytho đã hướng dẫn các bạn cách điền vào tờ khai quyết toán thuế tài nguyên mẫu số 02/TAIN. Các bạn có những thắc mắc về bài viết : hướng dẫn quyết toán thuế tài nguyên vui lòng để lại bình luận cho chúng tôi.

Bài giảng thuế tài nguyên và môi trường