Kế toán du lịch theo thông tư 200/2014/TT-BTC
Kế toán du lịch theo thông tư 200-2014-TT-BTC được cung cấp bởi công ty kế toán YTHO
Thông tư 200/2014/TT-BTC ra đời, và nhiệm vụ của các kế toán công ty du lịch là phải cập nhật các kiến thức mới. Sau đây chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn thực hiện một phần công việc này.
Kế toán du lịch theo thông tư 200-2014-TT-BTC có nhiều điểm tương đồng so với quyết định 48 và quyết định 15. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách hạch toán kế toán tại các công ty dịch vụ du lịch theo thông tư 200/2014/TT-BTC
Sự khác biệt chủ yếu của kế toán công ty dịch vụ du lịch so với các loại hình doanh nghiệp khác theo thông tư 200 là ở nghiệp vụ tập hợp giá thành dịch vụ du lịch. Các nghiệp vụ khác phần lớn là tương tự nhau. Và phần khó nhất của bất kỳ kế toán nào cũng là ở phần tập hợp giá thành dịch vụ. Do đó bài viết của chúng tôi tập trung vào việc chỉ ra cách tập hợp giá thành ở các công ty dịch vụ du lịch. Khi các bạn kế toán có thể tập hợp được giá thành dịch vụ du lịch ở các công ty du lịch thì công việc kế toán tại doanh nghiệp dịch vụ du lịch của các bạn sẽ đơn giản hơn rất nhiều:
Tài khoản tập hợp giá thành ở công ty dịch vụ du lịch là tài khoản 154.
Chi tiết quy định ở thông tư 200 như sau:
“Đối với hoạt động kinh doanh du lịch, tài khoản này được mở chi tiết theo từng loại hoạt động như: Hướng dẫn du lịch, kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận tải du lịch,…”.
Kế toán du lịch theo thông tư 200-2014-TT-BTC
Trường hợp doanh nghiệp các bạn có kinh doanh khách sạn thì các bạn có thể tham khảo thêm bài viết hạch toán kế toán nhà hàng khách sạn của chúng tôi.
Trường hợp doanh nghiệp các bạn có kinh doanh dịch vụ vận tải du lịch thì có thể tham khảo tại bài viết cách hạch toán kế toán công ty dịch vụ vận tải của chúng tôi.
Cách hạch toán tài khoản 154 như sau:
Thứ 1: Tập hợp chi phí 621
- Căn cứ vào chứng từ
Thuê xe
Vé tham quan
Thuê phòng nghỉ khách sạn
Tiền ăn cho chuyến tham quan ở các tụ điểm dọc đường
Hóa đơn nước cho khách
Hóa đơn túi xách, khăn, nón
Kế toán tiến hành tính toán 621 và hạch toán:
Nợ 621
Nợ 133
Có 331,111,112,…
Sau đó kết chuyển vào 154 như sau:
Nợ TK 154
Nợ TK 632 (phần chi phí NVL trên mức bình thường)
Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp.
Trường hợp các khoản chi không có chứng từ các kế toán cần làm bảng kê hàng hóa không có hóa đơn chứng từ theo mẫu của Bộ Tài Chính và chứng minh các khoản chi này là có thật để đưa vào chi phí
Thứ 2: Tập hợp chi phí 622
Chi phí nhân công bao gồm hướng dẫn viên trực tiếp tham gia vào tour:
Nợ 622
Có 334
Kết chuyển chi phí 622 theo từng lần tập hợp giá thành dịch vụ cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 154
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí trên mức bình thường)
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Thứ 3: Tập hợp chi phí 627
Chi phí nhân viên điều hành tour:
Nợ 627/ Có 334 (chi phí này không hạch toán 642)
Chi phí hướng dẫn viên thuê ngoài, chi phí khác tập hợp vào 627 như sau
Nợ 627
Nợ 133 (nếu có)
Có 331,111,112,…
Cuối kỳ ghi:
Nợ TK 154
Nợ TK 632 phần chi phí sản xuất chung không phân bổ không tính vào giá thành dịch vụ
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
Cuối cùng là hạch toán 154
Tập hợp giá thành ghi
Nợ 154
Có 621, 622, 627
Trường hợp bàn giao khối lượng thực tế dịch vụ du lịch hoàn thành cho Bên mua ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154
Khi sử dụng dịch vụ du lịch tiêu dùng (nội bộ) ghi:
Nợ TK 641, 642
Có TK 154
Kế toán du lịch theo thông tư 200-2014-TT-BTC
Đến đây thì việc tập hợp giá thành đã hoàn thành. Việc còn lại của kế toán là phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp trong kế toán là khi phát sinh doanh thu thì đồng thời phải phát sinh một khoản chi phí đi kèm.
Còn có rất nhiều các nghiệp vụ kế toán khác liên quan đến loại hình doanh nghiệp dịch vụ du lịch. Nếu các bạn muốn học kỹ hơn về kế toán công ty dịch vụ du lịch có thể liên hệ với chúng tôi, chúng tôi hoàn toàn hỗ trợ các bạn hoàn thành được công việc kế toán tại các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.