Giỏ hàng

Kế toán thương mại dịch vụ theo thông tư 200/2014

Kế toán dịch vụ theo thông tư 200-2014-TT-BTC được chia sẻ bởi công ty kế toán YTHO

Thông tư 200/2014/TT-BTC ra đời, và công việc của các kế toán công ty dịch vụ là phải cập nhật các kiến thức mới. Sau đây chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn thực hiện các công việc này.

Kế toán công ty dịch vụ theo thông tư 200/2014/TT-BTC có nhiều điểm tương đồng so với quyết định 48 và quyết định 15. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách hạch toán kế toán tại các công ty dịch vụ theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Sự khác biệt chủ yếu của kế toán công ty dịch vụ so với các loại hình doanh nghiệp khác theo thông tư 200 là ở nghiệp vụ tập hợp giá thành dịch vụ. Các nghiệp vụ khác phần lớn là tương tự nhau. Và phần khó nhất của bất kỳ kế toán nào cũng là ở phần tập hợp giá thành dịch vụ. Do đó bài viết của chúng tôi tập trung vào việc chỉ ra cách tập hợp giá thành ở các công ty dịch vụ. Khi các bạn kế toán có thể tập hợp được giá thành dịch vụ thì công việc kế toán tại doanh nghiệp dịch vụ của các bạn sẽ đơn giản hơn rất nhiều:

Tài khoản tập hợp giá thành ở công ty dịch vụ là tài khoản 154. Chi tiết quy định ở thông tư 200 như sau:

“Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” áp dụng trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ,… Tài khoản này dùng để tập hợp tổng chi phí (nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) và tính giá thành của khối lượng dịch vụ đã thực hiện.

Đối với ngành giao thông vận tải, tài khoản này dùng để tập hợp chi phí và tính giá thành về vận tải đường bộ (ô tô, tàu điện, vận tải bằng phương tiện thô sơ khác…) vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, vận tải đường ống,… Tài khoản 154 áp dụng cho ngành giao thông vận tải phải được mở chi tiết cho từng loại hoạt động (vận tải hành khách, vận tải hàng hoá,…) theo từng doanh nghiệp hoặc bộ phận kinh doanh dịch vụ.

Kế toán thương mại dịch vụ theo thông tư 200-2014-TT-BTC

Trong quá trình vận tải, săm lốp bị hao mòn với mức độ nhanh hơn mức khấu hao đầu xe nên thường phải thay thế nhiều lần nhưng giá trị săm lốp thay thế không tính vào giá thành vận tải ngay một lúc khi xuất dùng thay thế, mà phải chuyển dần từng tháng. Vì vậy, hàng tháng các doanh nghiệp vận tải ôtô được trích trước chi phí săm lốp vào giá thành vận tải (chi phí phải trả) theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.

Chi tiết về cách tập hợp giá thành ở công ty dịch vụ vận tải các bạn tham khảo tại đây

Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường và phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá thành sản phẩm mà được hạch toán vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.

Đối với hoạt động kinh doanh du lịch, tài khoản này được mở chi tiết theo từng loại hoạt động như: Hướng dẫn du lịch, kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận tải du lịch,…. Chi tiết cách tập hợp giá thành ở công ty dịch vụ du lịch các bạn tham khảo tại đây

Trong hoạt động kinh doanh khách sạn, tài khoản 154 phải mở chi tiết theo từng loại dịch vụ như: Hoạt động ăn, uống, dịch vụ buồng nghỉ, dịch vụ vui chơi giải trí, phục vụ khác (giặt, là, cắt tóc, điện tín, thể thao,…). Chi tiết cách tập hợp giá thành ở công ty dịch vụ nhà hàng khách sạn các bạn tham khảo tại đây

Kế toándịch vụ theo thông tư 200

Cách hạch toán tài khoản 154 như sau:

Thứ 1: Tập hợp chi phí 621

Căn cứ vào Bảng định mức nguyên vật liệu hạch toán:

Nợ TK 154

Nợ TK 632  (phần chi phí NVL trên mức bình thường)

            Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp.

Thứ 2: Tập hợp chi phí 622

Kết chuyển chi phí 622 cho từng dịch vụ ghi:

Nợ TK 154

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí trên mức bình thường)

            Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.

Thứ 3: Tập hợp chi phí 627

Khi các chi phí phát sinh trong kỳ, ghi:

            Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

            Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

                        Có các TK 111, 112, 152, 153, 214, 242, 334, 338,…

Cuối kỳ ghi:

            Nợ TK 154

           Nợ TK 632 phần chi phí sản xuất chung không phân bổ không tính vào giá thành dịch vụ

                        Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.

Cuối cùng là hạch toán 154

Tập hợp giá thành ghi

              Nợ 154

                                              Có 621, 622, 627

Trường hợp bàn giao khối lượng thực tế dịch vụ hoàn thành cho Bên mua ghi:

            Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

                        Có TK 154

Khi sử dụng dịch vụ tiêu dùng (nội bộ) ghi:

            Nợ TK 641, 642

                        Có TK 154

Kế toán thương mại dịch vụ theo thông tư 200-2014-TT-BTC

Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, xác định trị giá thực tế chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và thực hiện việc kết chuyển, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

         Có TK 631 – Giá thành sản xuất.

Đầu kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thực tế sản xuất, kinh doanh dở dang, ghi:

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

       Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Đến đây thì việc tập hợp giá thành dịch vụ đã hoàn thành. Việc còn lại của kế toán dịch vụ là phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp trong kế toán là khi phát sinh doanh thu thì đồng thời phải phát sinh một khoản chi phí đi kèm.