Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết
Không biết kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có gì giống và khác nhau nhỉ, cùng tìm nhiểu nha!
1. Khái niệm
1.1 Kế toán tổng hợp
Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
1.2 Kế toán chi tiết : Kế toán chi tiết phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp. Số liệu kế toán chi tiết phải khớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán.
1.2.1. Tài khoản cấp 2 : Là hình thức kế toán chi tiết số tiền đã được phản ánh trên tài khoản cấp 1. Tài khoản cấp 2 có chữ số:
Ví dụ: Tài khoản 211: Có 6 tài khoản cấp 2.
2112: Nhà cửa, vật kiến trúc.
2113 : Máy móc, thiết bị.
2114 : Phương tiện vận tải.
2115 : Thiết bị, dụng cụ quản lý.
2116 : Cây lâu năm, súc vật làm việc.
2118 : tài sản cố định khác
1.2.2. Sổ chi tiết : Là hình thức kế toán chi tiết số liệu đã được phản ánh trên tài khoản cấp 1 hoặc cấp 2 để đáp ứng yêu cầu quản lý cụ thể. Bên cạnh thước đo bằng tiền, trong sổ chi tiết còn sử dụng các thước đo bằng hiện vật và thời gian lao động và một số chi tiết khác có liên quan. Nhà nước không qui định thống nhất sổ chi tiết mà tùy theo yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp mà mở sổ cho phù hợp. Việc phản ánh vào sổ chi tiết phải được tiến hành đồng thời với việc phản ánh vào tài khoản cấp 1, cấp 2.
2. Mối quan hệ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết
– Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết phải được tiến hành đồng thời. Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần kế toán chi tiết thì bên cạnh việc phản ánh vào tài khoản cấp 1 kế toán phải tổ chức phản ánh vào tài khoản cấp 2, sổ chi tiết có liên quan.
– Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có mối quan hệ mật thiết với nhau, mối quan hệ này biểu hiện cụ thể như sau
+ Tổng số dư, tổng số phát sinh tăng, tổng số phát sinh giảm của các tài khoản cấp 2 thuộc một tài khoản cấp 1 nào đó thì luôn luôn bằng số dư, số phát sinh tăng, số phát sinh giảm của chính tài khoản cấp 1 đó.
+ Tổng số dư, tổng số phát sinh tăng, tổng số phát sinh giảm của các sổ chi tiết thuộc một tài khoản cấp 1, cấp 2 nào đó thì luôn bằng số dư, số phát sinh tăng, số phát sinh giảm của chính tài khoản cấp 1, cấp 2 đó.
Ví dụ : Tại doanh nghiệp A có tình hình nguyên vật liệu tháng 01/9x như sau:
a. Tồn đầu kỳ:
– Vật liệu chính (A) : 1.000 kg x 5.000đ /kg = 5.000.000đ
– Vật liệu phụ (B) : 500 kg x 1.000đ /kg = 500.000đ
b. Mua vào trong kỳ:
– Ngày 08/01 mua vật liệu chính (A) : 4.000kg x 5.000đ /kg = 20.000.000đ chưa trả tiền người bán M.
– Ngày 12/01 mua vật liệu phụ (B) : 1.500kg x 1.000đ /kg = 1.500.000đ trả bằng tiền mặt.
c. Xuất ra sử dụng trong kỳ:
– Ngày 16/01 xuất vật liệu chính (A) dùng để sản xuất sản phẩm : 4500kg x 5000 = 22500.000đ –
Ngày 20/01 xuất vật liệu phụ (B) dùng để sản xuất sản phẩm : 1700kg x 1000 = 1700.000đ
Tình hình trên được phản ánh vào tài khoản cấp một, tài khoản cấp hai và sổ chi tiết như sau
Định khoản:
1. Nợ 152 (1521) 20.000.000
Có 331 20.000.000
2. Nợ 152 (1522) 1.500.000
Có 111 1.500.000
3. Nợ 621 22.500.000
Có 152 (1521) 22.500.000
4. Nợ 621 1.700.000
Có 152 (1522) 1.700.000
Từ tình hình trên ta phản ánh vào tài khoản cấp một : 152 và các tài khoản cấp hai : 1521 : vật liệu chính, 1522 : vật liệu phụ.
Đơn vị tính : 1000đ
3. Tác dụng của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết
– Hạch toán tổng hợp được tiến hành trên các tài khoản cấp 1, có tác dụng nêu lên con số tổng hợp theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh để thấy rõ tình hình tài sản và nguồn vốn của đơn vị.
– Hạch toán trên tài khoản cấp 2 cho phép chi tiết hóa số tiền đã được hạch toán trên tài khoản cấp 1, thông qua đó sẽ quản lý một cách chi tiết từng loại tài sản và từng loại nguồn vốn.
– Kế toán trên sổ chi tiết giúp cho kế toán ghi lại tình hình biến động của các loại tài sản hàng ngày theo từng chứng từ phát sinh của từng loại tài sản nhằm quản lý và bảo vệ tài sản một cách liên tục.
Có câu hỏi gì thì cứ comment, chúng mình sẽ giải đáp ngay cho bạn nha! Cố lên những chiến binh cảu chúng tôi!