Lập và trình bày BCTC khi chia tách sáp nhập doanh nghiệp
Lập và trình bày BCTC khi chia tách sáp nhập doanh nghiệp là khi doanh nghiệp phát sinh sự kiện tách sáp nhập thì doanh nghiệp cần lập và trình bày báo cáo tài chính theo một số nguyên tắc khác và bổ sung thêm những nguyên tắc bình thường. Lập báo cáo tài chính mà cũng lắm chuyện các bạn nhỉ, biết làm sao được, cuộc sống là không dừng lại mà.
Chúng ta đi vào từng nguyên tắc lập và trình bày BCTC khi chia tách sáp nhập doanh nghiệp theo thông tư 200 nào
Lập và trình bày BCTC khi chia tách sáp nhập doanh nghiệp
“Khi chia tách một doanh nghiệp thành nhiều doanh nghiệp mới có tư cách pháp nhân hoặc khi sáp nhập nhiều doanh nghiệp thành một doanh nghiệp khác, doanh nghiệp bị chia tách hoặc bị sáp nhập phải tiến hành khoá sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Trong kỳ kế toán đầu tiên sau khi chia tách, sáp nhập, doanh nghiệp mới phải ghi sổ kế toán và trình bày Báo cáo tài chính theo nguyên tắc sau:
- Đối với sổ kế toán phản ánh tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên sổ kế toán của doanh nghiệp cũ được ghi nhận là số phát sinh trên sổ kế toán của doanh nghiệp mới. Dòng số dư đầu kỳ trên sổ kế toán của doanh nghiệp mới không có số liệu.
- Đối với Bảng Cân đối kế toán: Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu kế thừa của doanh nghiệp cũ trước khi chuyển đổi được ghi nhận là số phát sinh của doanh nghiệp mới và được trình bày trong cột “Số cuối năm”. Cột “Số đầu năm” không có số liệu.
- Đối với Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ: Chỉ trình bày số liệu kể từ thời điểm chuyển đổi đến cuối kỳ báo cáo đầu tiên trong cột “Kỳ này”. Cột “Kỳ trước” không có số liệu.”
Các nguyên tắc này thật đơn giản để nắm bắt được phải không các bạn. Trong thực tế thì các bạn ít phải gặp trường hợp này, lý do thông thường là các bạn không làm việc cho các doanh nghiệp này. Khi nghe tin các doanh nghiệp dạng này có chuyện các bạn không muốn làm vì sự gắn bó, mức lương không được tốt. Tuy nhiên, các bạn cần đọc qua để biết được quy định của Bộ Tài Chính nếu trong thực tế có gặp thì còn biết để xử lý.
Sau khi kết thúc bài học này, chúng ta lại tiếp tục bài học tiếp theo.