Giỏ hàng

Lập và trình bày bctc khi vi phạm giả định hoạt động liên tục

Lập và trình bày bctc khi vi phạm giả định hoạt động liên tục là trường hợp xảy ra khi doanh nghiệp được xem là chuẩn bị chấm dứt hoạt động.

Đây là điều đáng buồn đối với hầu hết các doanh nghiệp. Hầu như không ai muốn doanh nghiệp của mình bị phá sản cả, trừ những trường hợp ngoại lệ.

Chia sẻ với các bạn một câu chuyện là trước đây tôi có làm báo cáo cho một doanh nghiệp chuẩn bị làm thủ tục giải thể. Doanh nghiệp này là doanh nghiệp thuộc loại hình nhà hàng của các bạn sinh viên mới ra trường, bị người ta dụ dỗ mở công ty để làm cho dễ. Các bạn ấy hầu như là không biết gì về kế toán, cứ thế mở công ty. Sau 6 tháng kể từ ngày thành lập, vì làm ăn thua lỗ các bạn ấy bàn nhau và quyết định làm thủ tục phá sản. Lúc mà lập báo cáo tài chính thì tôi làm sổ theo các nguyên tắc hoạt động giả định liên tục, phương pháp kiểm kê định kỳ, theo quyết định 15 (vì lúc đó không biết phải lập theo giả định hoạt động không liên tục là như thế nào), nộp lên chi cục thuế thì vẫn được chấp nhận bình thường. Khi đọc lại các nguyên tắc về Lập và trình bày bctc khi vi phạm giả định hoạt động liên tục thì cũng không hình dung ra cách làm. Bây giờ tìm hiểu cùng các bạn xem thế nào?

Theo quy định tại thông tư 200: “Khi lập và trình bày Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải xem xét giả định về sự hoạt động liên tục. Doanh nghiệp bị coi là không hoạt động liên tục nếu hết thời hạn hoạt động mà không có hồ sơ xin gia hạn hoạt động, dự kiến chấm dứt hoạt động (phải có văn bản cụ thể gửi cơ quan có thẩm quyền) hoặc bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động trong vòng không quá 12 tháng kể từ ngày lập Báo cáo tài chính. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường hơn 12 tháng thì không quá một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường.” Đã quá rõ ràng để nhận biết doanh nghiệp vi phạm hoạt động giả định liên tục.

Tiếp tục vào cách lập và trình bày bctc khi vi phạm giả định hoạt động liên tục xem có gì khác biệt so với trường hợp thông thường nhé các bạn.

Lập và trình bày bctc khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Khi không đáp ứng giả định hoạt động liên tục, doanh nghiệp vẫn phải trình bày đủ các Báo cáo tài chính

Về báo cáo:

            – Bảng cân đối kế toán áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục – Mẫu B01/CDHĐ – DNKLT và được trình bày theo mẫu riêng;

            – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục – Mẫu B02/CDHĐ – DNKLT và được trình bày theo mẫu chung tương tự doanh nghiệp hoạt động bình thường;

            – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục – Mẫu B03/CDHĐ – DNKLT và được trình bày theo mẫu chung tương tự doanh nghiệp hoạt động bình thường;

            – Thuyết minh Báo cáo tài chính áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục – Mẫu B09/CDHĐ – DNKLT và được trình bày theo mẫu riêng.

Biểu mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 200 các bạn tham khảo tại: Biểu mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 200

Vấn đề khác

            Tái phân loại tài sản dài hạn và nợ phải trả dài hạn thành tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn.

            Đánh giá lại toàn bộ tài sản và nợ phải trả trừ trường hợp có một bên thứ ba kế thừa quyền đối với tài sản hoặc nghĩa vụ đối với nợ phải trả theo giá trị sổ sách. Doanh nghiệp phải ghi nhận vào sổ kế toán theo giá đánh giá lại trước khi lập Bảng Cân đối kế toán.

Đánh giá lại được thực hiện đối với từng loại tài sản và nợ phải trả theo nguyên tắc:

a) Đối với tài sản:

            Đánh giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được tại thời điểm báo cáo;

b) Đối với nợ phải trả:

Đánh giá lại theo giá cao hơn giữa giá trị ghi sổ khoản nợ phải trả và giá trị khoản nợ trả trước thời hạn

c) Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá thực tế tại thời điểm báo cáo như bình thường.

Vấn đề tài chính:

 – Thực hiện trích trước vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh đối với các khoản lỗ dự kiến phát sinh trong tương lai nếu khả năng phát sinh khoản lỗ là tương đối chắc chắn và giá trị khoản lỗ được ước tính một cách đáng tin cậy

– Đối với khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản luỹ kế thuộc phần vốn chủ sở hữu, sau khi xử lý TSCĐ hữu hình, vô hình, BĐSĐT, phần còn lại được kết chuyển vào thu nhập khác (nếu lãi) hoặc chi phí khác (nếu lỗ);

 – Đối với khoản chênh lệch tỷ giá đang phản ánh luỹ kế trên Bảng cân đối kế toán (như chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc chuyển đổi báo cáo tài chính), doanh nghiệp kết chuyển toàn bộ vào doanh thu tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ);

– Các khoản chênh lệch lãi, lỗ khi đánh giá lại tài sản và nợ phải trả sau khi bù trừ với số dự phòng đã trích lập (nếu có) được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác hoặc chi phí tài chính, chi phí khác tùy từng khoản mục cụ thể tương tự như việc ghi nhận của doanh nghiệp đang hoạt động liên tục.

Lập và trình bày bctc khi vi phạm giả định hoạt động liên tục

Đồng thời phải thuyết minh trên báo cáo tài chính

Chúng ta đã tìm hiểu xong cách lập và trình bày bctc khi vi phạm giả định hoạt động liên tục, các bạn có thêm thắc mắc về lập và trình bày bctc khi vi phạm giả định hoạt động liên tục thì để lại bình luận cho mọi người vào thảo luận, chúng ta tiếp tục vào bài học tiếp theo nha các bạn