Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất
Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất có nhiều sự thay đổi so với trước đây. Sự thay đổi này hiện đang làm đau đầu các doanh nghiệp, các doanh nghiệp đau đầu nên bắt ép bộ phận xử lý các vấn đề liên quan này cũng đau đầu theo.
Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất
Sau đây kế toán YTHO xin gởi đến các bạn: Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất cùng các quy định liên quan của các cơ quan ban ngành để các bạn có hướng xử lý phù hợp với doanh nghiệp của mình
Mức đóng bảo hiểm xã hội hiện nay được quy định tại điều 89 luật bảo hiểm xã hội 2014 sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2016
“Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1.Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.”
Như vậy:
+ Mức lương đóng bảo hiểm xã hội đến trước ngày 01/01/2018 bằng:
Lương cơ bản + Phụ cấp bắt buộc đóng bảo hiểm
+ Mức lương đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2018 trở đi bằng: Tổng lương của người lao động
Lương cơ bản + Phụ cấp bắt buộc đóng bảo hiểm + Các khoản bổ sung khác (có thể nói là đóng trên tổng lương trả cho người lao động)
Lương cơ bản được tính như sau:
Lao động không có trình độ: bằng với mức lương tối thiểu vùng
Lao động có trình độ: bằng với mức lương tối thiểu vùng x 1,07%
Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 90/2019-NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 mới nhất như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Các khoản phụ cấp không đóng bảo hiểm xã hội đến trước ngày 01/01/2018 tham khảo tại: Các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm xã hội
Ví dụ:
Một doanh nghiệp có 30 lao động quy chế trả lương như sau:
+ Tổng lương cơ bản: 100 000 000
+ Tổng phụ cấp chức vụ : 50 000 000
+ Tổng phụ cấp xăng xe, điện thoại : 30 000 000
+ Tổng phụ cấp ăn trưa: 20 400 000
+ Tổng phụ cấp trang phục: 12 500 000
+ Tổng phụ cấp khác : 30 000 000
Tổng tỷ lệ đóng hiện tại giống với năm 2015 của doanh nghiệp là 22%, người lao động là 10,5%.
Tính số tiền đóng BHXH,BHYT,BHTN của doanh nghiệp:
Trước đây:
100 000 000 x 22% = 22 000 000
Hiện nay:
( 100 000 000 + 50 000 000)x 22% = 33 000 000
Số tiền doanh nghiệp phải đóng tăng lên, thêm một khoản chi phí tăng lên không hề nhỏ cho doanh nghiệp.
Cũng theo luật BHXH năm 2014 từ ngày 01/01/2018 thì đối với các lao động có thời hạn dưới 3 tháng cũng phải đóng bảo hiểm xã hội, chi phí lại tăng. Các doanh nghiệp có còn sử dụng hợp đồng dưới 3 tháng để đẩy chi phí nhân công hay chi phí lương nữa không?
Mức phạt nặng khi không đóng hoặc trốn đóng bảo hiểm xã hội các bạn tham khảo tại đây: Mức phạt khi không đóng bảo hiểm xã hội.
Tham khảo: Tỷ lệ đóng BHXH BHYT BHTN mới nhất năm 2016