Giỏ hàng

Mức phạt khi không đóng bảo hiểm xã hội

Mức phạt khi không đóng bảo hiểm xã hội là quy định về mức phạt khi không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Mức phạt khi không đóng bảo hiểm xã hội rất là nặng nha các bạn, có cả quy định phải ở tù. Các bạn tham khảo quy định bên dưới.

Mức phạt khi không đóng bảo hiểm xã hội

Hiện nay nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì sẽ bị xử phạt hình sự, theo bộ luật hình sự mới nhất số 100/2015/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 thì mức phạt khi trốn đóng, không đóng bảo hiểm xã hội như sau:

“Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.”
Trong điều luật chắc các bạn sẽ thắc mắc về pháp nhân thương mại là gì. Các bạn tham khảo : pháp nhân thương mại
Khi nhà nước dùng luật để liên kết các quy định lại với nhau để tránh các doanh nghiệp lách luật thì theo chúng tôi đánh giá là cực kỳ hiệu quả.
Quy định này sẽ hạn chế được rất nhiều doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội, mang đến nhiều quyền lợi hơn cho người lao động.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phổ biến luật đến doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế sẽ như thế nào? Có rất nhiều quy định mà những người sống ở Việt Nam không hề hay biết.
Công tác tuyên truyền và hỗ trợ luôn đóng vai trò quan trọng. Chúng ta hãy chờ đợi nhà nước chúng ta làm việc trong thời gian tới nhé.
Còn ý kiến của các bạn về mức phạt này như thế nào? Hãy đóng góp để xây dựng đất nước nhé