Giỏ hàng

Nguyên tắc xử lý các khoản dự phòng liên quan đến các khoản đầu tư vào công ty con

Nguyên tắc xử lý các khoản dự phòng liên quan đến các khoản đầu tư vào công ty con là các nguyên tắc liên quan đến các khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con khi công ty mẹ nhân ra rằng khoản đầu tư đó bị rớt giá trên thị trường. Các nguyên tắc này là những quy định để có thể đưa đến những phương pháp kế toán.

Sau đây kế toán Ytho xin gởi đến các bạn bài học: Nguyên tắc xử lý các khoản dự phòng liên quan đến các khoản đầu tư vào công ty con

Nguyên tắc xử lý các khoản dự phòng liên quan đến các khoản đầu tư vào công ty con khi hợp nhất báo cáo tài chính

1. Đối với khoản đầu tư vào công ty con:

a) Do cấu trúc của tập đoàn là phức tạp, công ty con có thể được sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp nên khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải xác định tất cả các khoản dự phòng đã trích lập liên quan đến công ty con, như:

– Đối với công ty con sở hữu trực tiếp, khoản dự phòng đã trích lập là khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác;

– Đối với công ty con sở hữu gián tiếp, khoản dự phòng có thể được trích lập dưới hình thức dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác hoặc dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh.

b) Tất cả các khoản dự phòng có liên quan đến công ty con đã được trích lập trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ hoặc báo cáo tài chính của các công ty con khác đều được loại trừ khỏi Báo cáo tài chính hợp nhất.

2. Đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (kể cả sở hữu trực tiếp và gián tiếp): Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải loại trừ toàn bộ số dự phòng tổn thất đầu tư do các công ty liên doanh, liên kết bị lỗ đã được trích lập trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và báo cáo tài chính của các công ty con khác trong nội bộ tập đoàn.

3. Các khoản chi phí tài chính hoặc ghi giảm chi phí tài chính (do hoàn nhập dự phòng) phát sinh tương ứng với số dự phòng được điều chỉnh trong kỳ cũng phải được loại trừ khỏi Báo cáo tài chính hợp nhất.

4. Kế toán phải xác định ảnh hưởng từ việc loại trừ các khoản dự phòng đầu tư tài chính tới báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để ghi nhận hoặc hoàn nhập thuế hoãn lại phải trả phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

5. Công ty mẹ và các công ty con phải lập báo cáo tổng hợp về các khoản dự phòng đầu tư tài chính liên quan đến các khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết với các nội dung sau:

– Số dư đầu kỳ; Số dự phòng trích lập bổ sung hoặc hoàn nhập trong kỳ;

– Số dư cuối kỳ;

– Thuế suất thuế TNDN đơn vị được hưởng.

Kế toán Ytho đã gởi đến các bạn: Nguyên tắc xử lý các khoản dự phòng liên quan đến các khoản đầu tư vào công ty con. Nếu các bạn có vướng mắc về bài học: Nguyên tắc xử lý các khoản dự phòng liên quan đến các khoản đầu tư vào công ty con vui lòng để lại bình luận để mọi người cùng tham khảo nhé.

Bài giảng lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất