Pháp nhân thương mại là gì
Pháp nhân thương mại là gì ? tôi nghĩ sẽ là câu hỏi của không ít bạn khi đọc các bộ luật của Việt Nam, sẽ là câu hỏi hóc búa dành cho bất kỳ ai đang tìm hiểu về nó. Vậy pháp nhân thương mại là gì và có được quy định trong bộ luật nào của Việt Nam hay không?
Pháp nhân thương mại là gì
Sau đây tôi và các bạn cùng đi tìm hiểu về pháp nhân thương mại là gì nhé.
Theo bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2017 có đoạn sau:
“Điều 74. Pháp nhân
- Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Điều 75. Pháp nhân thương mại
- Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
- Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
- Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 76. Pháp nhân phi thương mại
- Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
- Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
- Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo như điều 75 thì pháp nhân thương mại là doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Như vậy thì các công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty hợp danh,…được pháp luật công nhận tư cách pháp nhân hoạt động vì mục đích lợi nhuận thì được xem là pháp nhân thương mại.
Các công dân có được xem là pháp nhân thương mại hay không? Các bạn đọc 3 điều trên rồi tự trả lời cho mình nhé….
Đây là chủ đề mở mà tôi muốn gởi đến các bạn. Các bạn có những đề xuất hay lý giải nào vui lòng để lại bình luận bên dưới để mọi người cùng tham khảo nhé.