Giỏ hàng

Phương pháp kế toán các khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn

Phương pháp kế toán các khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn là hướng dẫn các phương pháp kế toán liên quan đến các khoản phải thu khó đòi phát sinh do giao dịch giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn. Các bạn cần chú ý cách hạch toán liên quan đến các khoản phải thu khó đòi này khi hợp nhất báo cáo tài chính

Sau đây kế toán Ytho xin gởi đến các bạn lý thuyết: Phương pháp kế toán các khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn khi hợp nhất báo cáo tài chính.

Phương pháp kế toán các khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn khi hợp nhất báo cáo tài chính

  1. Xử lý khoản dự phòng phải thu khó đòi được trích lập trong kỳ

a) Đối với khoản dự phòng phải thu khó đòi được trích lập trong kỳ liên quan đến các khoản phải thu trong nội bộ tập đoàn, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh để loại trừ số dự phòng được trích lập trong kỳ, ghi:

Nợ Dự phòng phải thu khó đòi

Có Chi phí quản lý doanh nghiệp

b) Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán ghi nhận thuế hoãn lại phải trả phát sinh từ việc loại trừ khoản dự phòng phải thu khó đòi trích lập trong kỳ nếu số dự phòng trích lập được tính là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của đơn vị trích lập. Giá trị khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận bằng số dự phòng trích lập trong kỳ nhân (x) thuế suất thuế TNDN:

Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại

Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

2. Xử lý khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập từ kỳ trước

a) Đối với khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập từ kỳ trước liên quan đến các khoản phải thu trong nội bộ tập đoàn, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh để loại trừ số dự phòng, ghi:

Nợ Dự phòng phải thu khó đòi

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước

b) Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán ghi nhận thuế hoãn lại phải trả phát sinh từ việc loại trừ khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập từ kỳ trước nếu số dự phòng trích lập đã được tính là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ trước của đơn vị trích lập. Giá trị khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận bằng số dự phòng đã trích lập từ kỳ trước nhân (x) thuế suất thuế TNDN:

Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước

Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

3. Xử lý khoản hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi trong kỳ

a) Trường hợp phát sinh việc hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi liên quan đến các khoản phải thu trong nội bộ tập đoàn, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh để loại trừ khoản hoàn nhập dự phòng trong kỳ, ghi:

Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước

b) Nếu khoản dự phòng đã trích lập từ kỳ trước chưa được hoàn nhập hết, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải loại trừ số dư còn lại của khoản dự phòng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

c) Xử lý thuế thu nhập hoãn lại phải trả khi hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi:

– Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải ghi nhận thuế hoãn lại phải trả bằng toàn bộ số dư khoản dự phòng tại thời điểm đầu kỳ (chưa tính đến số được hoàn nhập trong kỳ này), ghi:

Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước

Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

– Khi hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, kế toán phải ghi giảm số thuế hoãn lại phải trả bằng số dự phòng được hoàn nhập nhân (x) thuế suất thuế TNDN, ghi:

Nợ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Có Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Kế toán Ytho đã gởi đến các bạn bài học: Phương pháp kế toán các khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn. Các bạn có những vướng mắc về bài học: Phương pháp kế toán các khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé.

Bài giảng lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất