Phương pháp kế toán loại trừ khoản đầu tư của Công ty mẹ vào Công ty con
Phương pháp kế toán loại trừ khoản đầu tư của Công ty mẹ vào Công ty con là các phương pháp kế toán được áp dụng theo đúng chế độ về loại trừ khoản đầu tư của Công ty mẹ vào Công ty con. Đây là những lý thuyết khá phức tạp và khó khăn cho những bạn chưa làm qua lần nào. Các bạn cần nắm kỹ bài học để qua bài mới có những nền tảng tốt dễ tiếp thu hơn.
Sau đây kế toán Ytho sẽ gởi đến các bạn : Phương pháp kế toán loại trừ khoản đầu tư của Công ty mẹ vào Công ty con:
Phương pháp kế toán loại trừ khoản đầu tư của Công ty mẹ vào Công ty con
Trước khi loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con, trên Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải điều chỉnh giá trị khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con nêu việc kiểm soát công ty con được thực hiện qua nhiều lần mua (Hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn).
a) Trường hợp trước ngày kiểm soát, công ty mẹ không có ảnh hưởng đáng kể với công ty con, khoản đầu tư được trình bày theo phương pháp giá gốc: Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ đánh giá lại khoản đầu tư trước đây theo giá trị hợp lý tại ngày đạt được quyền kiểm soát và ghi nhận phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá gốc khoản đầu tư:
– Trường hợp giá trị hợp lý cao hơn giá gốc khoản đầu tư, kế toán ghi nhận lãi trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty con
Có Doanh thu hoạt động tài chính (lãi) (kỳ có quyền kiểm soát)
Có LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (kỳ sau).
– Trường hợp giá trị hợp lý nhỏ hơn giá gốc khoản đầu tư, kế toán ghi nhận lỗ trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, ghi:
Nợ Chi phí tài chính (lỗ) (kỳ đạt được quyền kiểm soát)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (kỳ sau)
Có Đầu tư vào công ty con
b) Trường hợp trước ngày kiểm soát, công ty con là công ty liên kết của công ty mẹ, khoản đầu tư được trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu: Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ đánh giá lại khoản đầu tư trước đây theo giá trị hợp lý tại ngày đạt được quyền kiểm soát và thực hiện các điều chỉnh sau:
b1) Điều chỉnh giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu (chênh lệch giữa giá gốc và giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu):
– Nếu điều chỉnh tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết trước đây:
Nợ Đầu tư vào công ty con
Có các chỉ tiêu liên quan thuộc phần vốn chủ sở hữu
– Nếu điều chỉnh giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết trước đây:
Nợ các chỉ tiêu liên quan thuộc phần vốn chủ sở hữu
Có Đầu tư vào công ty con
b2. Ghi phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất:
– Trường hợp giá trị hợp lý cao hơn giá gốc khoản đầu tư, kế toán ghi nhận lãi trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty con
Có Doanh thu hoạt động tài chính (lãi) (kỳ có quyền kiểm soát)
Có LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (kỳ sau).
– Trường hợp giá trị hợp lý nhỏ hơn giá gốc khoản đầu tư, kế toán ghi nhận lỗ trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, ghi:
Nợ Chi phí tài chính (lỗ) (kỳ đạt được quyền kiểm soát)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (kỳ sau)
Có Đầu tư vào công ty con
Phương pháp kế toán loại trừ khoản đầu tư của Công ty mẹ vào Công ty con
Để loại trừ giá trị ghi sổ khoản mục “Đầu tư vào công ty con” trong Báo cáo tài chính của công ty mẹ với phần sở hữu của công ty mẹ trong giá trị hợp lý của tài sản thuần tại ngày mua của các công ty con, kế toán phải tính toán giá trị phần sở hữu của công ty mẹ trong từng chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu tại ngày mua của công ty con, đồng thời tính toán lợi thế thương mại phát sinh (hoặc lãi từ giao dịch mua rẻ – nếu có) tại ngày mua, xác định phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của từng tài sản, nợ phải trả của công ty con tại ngày mua, ghi:
Nợ các chỉ tiêu thuộc vốn của chủ sở hữu (theo giá trị ghi sổ)
Nợ Lợi thế thương mại (trường hợp phát sinh LTTM)
Nợ các khoản mục tài sản (nếu giá trị hợp lý cao hơn giá trị ghi sổ)
Nợ các khoản mục nợ phải trả (nếu GTHL thấp hơn GTGS)
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát (phần sở hữu trong chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản thuần nhỏ hơn giá trị ghi sổ)
Có các khoản mục nợ phải trả (nếu GTHL cao hơn GTGS)
Có các khoản mục tài sản (giá trị hợp lý thấp hơn giá trị ghi sổ)
Có Thu nhập khác (trường hợp phát sinh lãi từ giao dịch mua rẻ)
Có Đầu tư vào công ty con
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát (phần sở hữu trong chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản thuần cao hơn giá trị ghi sổ)
– Trường hợp các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu tại ngày mua có giá trị âm thì khi loại trừ các chỉ tiêu này kế toán ghi Có vào chỉ tiêu đó thay vì ghi Nợ như bút toán trên. Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho các kỳ sau khi mua tài sản thuần của công ty con, khoản lãi phát sinh từ việc mua rẻ được điều chỉnh tăng khoản mục “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước”, không ghi tăng “Thu nhập khác”.
– Khi cơ cấu vốn chủ sở hữu của công ty con tại ngày mua có biến động, kế toán phải tính toán lại các chỉ tiêu phải loại trừ một cách thích hợp.
Trường hợp công ty mẹ và công ty con cùng đầu tư vào một công ty con khác mà trong Báo cáo tài chính riêng của công ty con khoản đầu tư vào công ty con kia trong tập đoàn được phản ánh trong chỉ tiêu “Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết” hoặc “Đầu tư khác vào công cụ vốn” thì khi loại trừ giá trị khoản đầu tư được ghi nhận bởi công ty con của tập đoàn, ghi:
Nợ các chỉ tiêu thuộc vốn của chủ sở hữu (theo giá trị ghi sổ)
Nợ Lợi thế thương mại (trường hợp phát sinh LTTM)
Nợ các khoản mục tài sản (nếu giá trị hợp lý cao hơn giá trị ghi sổ)
Nợ các khoản mục nợ phải trả (nếu GTHL thấp hơn GTGS)
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát (phần sở hữu trong chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản thuần nhỏ hơn giá trị ghi sổ)
Có các khoản mục nợ phải trả (nếu GTHL cao hơn GTGS)
Có các khoản mục tài sản (giá trị hợp lý thấp hơn giá trị ghi sổ)
Có Thu nhập khác (trường hợp phát sinh lãi từ giao dịch mua rẻ)
Có Đầu tư vào công ty con
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát (phần sở hữu trong chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản thuần cao hơn giá trị ghi sổ)
Có Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
Có Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.
Trường hợp công ty con sử dụng thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển hoặc lợi nhuận sau thuế chưa phân phối phát sinh sau ngày mua để phát hành thêm cổ phiếu, công ty mẹ ghi nhận giá trị phần vốn cổ phần của công ty con tăng thêm tương ứng với phần công ty mẹ được hưởng vào chỉ tiêu vốn khác của chủ sở hữu, ghi:
Nợ Vốn góp của chủ sở hữu
Có Vốn khác của chủ sở hữu.
Đối với các công ty mẹ được cổ phần hoá từ công ty Nhà nước, khi phát sinh khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ và phần sở hữu của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con (nếu có), ghi:
Nợ Các chỉ tiêu thuộc vốn của chủ sở hữu (theo giá trị ghi sổ)
Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản (phần chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư của công ty mẹ cao hơn giá trị phần sở hữu của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con)
Có Chênh lệch đánh giá lại tài sản (phần chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư của công ty mẹ thấp hơn giá trị phần sở hữu của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con)
Có Đầu tư vào công ty con.
Phương pháp kế toán loại trừ khoản đầu tư của Công ty mẹ vào Công ty con
Trường hợp sau ngày kiểm soát công ty con, công ty mẹ đầu tư tiếp tục vào công ty con:
Khi đầu thêm vào công ty con, kế toán phải xác định giá phí khoản đầu tư thêm và phần sở hữu tăng thêm trong giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con (không tính theo giá trị hợp lý như tại ngày mua). Khoản chênh lệch giữa giá phí đầu tư thêm và giá trị ghi sổ tài sản thuần được ghi nhận trực tiếp vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (như giao dịch giữa các cổ đông nội bộ)
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này (nếu giá trị khoản đầu tư thêm vào công ty con lớn hơn phần giá trị tài sản thuần của cổ đông không kiểm soát chuyển nhượng cho công ty mẹ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này (nếu giá trị khoản đầu tư thêm vào công ty con nhỏ hơn phần giá trị tài sản thuần giá trị tài sản thuần của cổ đông không kiểm soát chuyển nhượng cho công ty mẹ)
Có Đầu tư vào công ty con.
Như vậy, chúng tôi đã gởi đến các bạn bài học: Phương pháp kế toán loại trừ khoản đầu tư của Công ty mẹ vào Công ty con. Bài học tương đối dài và khó hiểu phải không nào. Các bạn có những thắc mắc về bài học: Phương pháp kế toán loại trừ khoản đầu tư của Công ty mẹ vào Công ty con hãy để lại bình luận để mọi người cùng vào giải quyết giúp bạn nhé.