Tài khoản và kết cấu chung của tài khoản
Mọi người còn nhớ 4 phương pháp của kế toán không, nhắc lại bài cũ xíu nha. Đó là:
+ Chứng từ và kiểm kê.
+ Đánh giá và tính giá thành.
+ Tài khoản và ghi sổ kép.
+ Tổng hợp và cân đối kế toán.
Tụi mình mới tìm hiểu xong về phương pháp “Tổng hợp và cân đối kế toán” ở 5 bài trước rồi, vẫn theo quy tắc cũ là học từ đuôi lên đầu nha, phương pháp tiếp theo sẽ được chúng ta chinh phục đó là “ Tài khoản và ghi sổ kép”, đây là bài giảng đầu tiên “Tài khoản và kết cấu chung của tài khoản”
Tài khoản và kết cấu chung của tài khoản
1. Tài khoản là gì?
Tài khoản là một phương pháp của kế toán biểu hiện giá trị hiện có cũng như sự biến động của các loại tài sản, nguồn vốn một cách thường xuyên liên tục và có hệ thống trong một kỳ sản xuất kinh doanh.
Tài khoản được mở ra cho từng đối tượng của kế toán, có nội dung kinh tế riêng biệt. Kế toán sẽ có 1 trang sổ riêng để ghi chép sự tăng giảm cho tiền mặt, cho nguyên liệu, vật liệu chính, phải trả người cung cấp …
Mỗi trang sổ dành cho một đối tượng riêng của kế toán, như vậy gọi là tài khoản. Như vậy, kế toán sẽ có cả 1 hệ thống các tài khoản được xây dựng trên cơ sở phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho các nhà quản trị thường được trình bày trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Nói cách khác “Tài khoản là phương pháp phân loại các đối tượng kế toán theo nội dung kinh tế. Trong đó mỗi nội dung kinh tế khác nhau được theo dõi riêng trên một trang sổ kế toán”.
2. Kết cấu chung của tài khoản
Tài khoản là một trang sổ được chia làm hai bên để phản ảnh hai hướng vận động biến đổi khác nhau của các đối tượng của kế toán trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp là tăng lên hay giảm xuống.
Trong đó:
- Bên trái của tài khoản gọi là bên Nợ
- Bên phải của tài khoản gọi là bên Có. (Nợ, Có chỉ là danh từ chuyên môn của kế toán)
Bài mới nắm được mấy ý như vậy là ok rồi nha, cùng đợi bài giảng tiếp theo thôi!!!
Có câu hỏi gì thì cứ comment, chúng mình sẽ giải đấp ngay cho bạn nha! Cố lên những chiến binh!