Giỏ hàng

Thời hạn báo tăng báo giảm lao động tham gia BHXH trong tháng

Thời hạn báo tăng báo giảm lao động tham gia BHXH trong tháng là quy định số ngày công làm việc trong tháng của người lao động để doanh nghiệp tham gia BHXH cho người lao động:

Theo quyết định 1111/QĐ-BHXH năm 2011:

“2. Người lao động tăng mới hoặc ngừng việc, nghỉ việc trong tháng, có ít nhất 01 ngày làm việc và hưởng tiền lương trong tháng, thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị và người lao động như sau:

2.1. Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không tính đóng BHXH, BHYT, BHTN của tháng đó:

– Người lao động tăng mới thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày đầu của tháng tiếp theo tháng chuyển đến làm việc hoặc tháng có hiệu lực của hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng;

– Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng trước liền kề tháng ngừng việc, nghỉ việc.

Trong cả hai trường hợp trên, nếu đơn vị và người lao động đề nghị đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cả tháng mà người lao động có ít nhất 01 ngày làm việc và hưởng tiền lương, tiền công thì thực hiện theo đề nghị của đơn vị.

2.2. Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, dưới 14 ngày trong tháng thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị và người lao động cả tháng đó:

– Người lao động tăng mới thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày đầu của tháng chuyển đến làm việc hoặc tháng có hiệu lực của hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng;

– Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng ngừng việc, nghỉ việc.”

Như vậy theo quy định trên thì cơ quan bảo hiểm không hề cố định ngày nào trong tháng phải đóng BHXH trong tháng. Doanh nghiệp căn cứ vào hợp đồng ký kết với người lao động và số ngày làm việc trong tháng của người lao động để báo tăng báo giảm theo đúng quy định ở trên

Về phía cơ quan bảo hiểm thì cán bộ BHXH căn cứ vào đâu để biết doanh nghiệp chậm đóng BHXH trong khi lúc báo tăng doanh nghiệp không hề gởi  đến cơ quan bảo hiểm bảng chấm công?

Như vậy, cán bộ BHXH căn cứ vào hợp đồng lao động và quy định 14 ngày công (theo như quy định ở trên) để xem người lao động báo tăng đó đã phải đóng tiền trong tháng báo tăng  hay chưa.

Nếu trong quá trình làm có sự đối chiếu chênh lệch (hàng quý) giữa cơ quan bảo hiểm và đơn vị thì hai bên tiến hành làm thủ tục điều chỉnh.

Tham khảo thêm:

 Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội