Giỏ hàng

Từ 01/01/2018 đóng bảo hiểm trên toàn bộ lương là đúng hay sai?

Từ 01/01/2018 đóng bảo hiểm trên toàn bộ lương là đúng hay sai?

“ Từ 01/01/2018 đóng bảo hiểm trên toàn bộ lương ” câu này đã làm cho không ít các kế toán và các chủ doanh nghiệp lo lắng khi số tiền đóng bảo hiểm sẽ tăng lên đáng kể từ 01/01/2018. Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là đến năm 2018 rồi. Thực hư của vấn đề này như thế nào?

Theo luật bảo hiểm xã hội 2014

Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

  1. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
    Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Bây giờ chúng ta phải làm rõ:

Mức lương = ?

Phụ cấp lương = ?

Bổ sung khác = ?

Theo quy định tại thông tư 47/2015/Tt-BLĐTBXH thì chúng ta có được:

  1. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
  2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Thông qua quy định tại Thông tư 47 này chúng ta đã có thể làm rõ được các khoản trên là gì.

Ngoài ra trong thông tư 47 còn quy định ngoài các khoản phải trả cho người lao động này doanh nghiệp còn phải chi cho người lao động các chế độ và phúc lợi khác, như:

+ Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến;

+ Tiền ăn giữa ca;

+ Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;

+ Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác

Như vậy, các khoản chế độ và phúc lợi khác là các khoản mà doanh nghiệp không phải tham gia bảo hiểm cho người lao động. Điều kiện để các khoản này rõ ràng, không gây mâu thuẫn cho người lao động là các khoản này phải được ghi rõ trong hợp đồng lao động.

Như vậy kể từ 01/01/2018 đóng bảo hiểm trên toàn bộ lương là không đúng các bạn nhé.

Xem thêm:  Dịch vụ bảo hiểm xã hội tại TPHCM dành cho doanh nghiệp