Giỏ hàng

Kinh doanh ngành nghề không có trong giấy phép kinh doanh có bị phạt không?

Kinh doanh ngành nghề không có trong giấy phép kinh doanh có bị phạt không?

Kinh doanh ngành nghề không có trong giấy phép kinh doanh có bị phạt không?

Kinh doanh ngành nghề không có trong giấy phép kinh doanh nói đúng hơn là Kinh doanh ngành nghề không có trong hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp có bị phạt hay không?

Kinh doanh mặt hàng không có trong giấy phép kinh doanh, có khác với chuyện buôn bán hóa đơn hay không, không biết nên xử lý thế nào trong trường hợp sếp bắt hạch toán mua và bán những mặt hàng mà không có trên ngành nghề đã đăng ký? Chúng ta cùng đặt ra những câu hỏi và trả lời nhé:

– Doanh nghiệp có được phép kinh doanh mặt hàng không có trong giấy phép kinh doanh không?

– Có được khấu trừ thuế GTGT của mặt hàng không có trong GIẤY PHÉP KINH DOANH không?

– Chi phí đầu vào liên quan có được trừ khi quyết toán thuế TNDN không?

– Hạch toán doanh thu, chi phí, thuế như thế nào?

Và bây giờ tôi và bạn chúng ta sẽ đi xử lý từng nội dung:

1/ Doanh nghiệp có được phép kinh doanh mặt hàng không có trong đăng ký kinh doanh không?

        Theo khoản 1, Điều 7 – “Quyền của Doanh nghiệp”, luật DN mới nhất số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014, hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015 quy định:

“…Điều 7. Quyền của doanh nghiệp

  1. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.”…

        Nói là tự do kinh doanh những ngành, nghề mà luật không cấm, nhưng khi thành lập Doanh nghiệp thì trên Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp bạn vẫn phải đăng ký những ngành, nghề mà bạn dự định kinh doanh trong tương lai. Tuy nhiên khi được cấp giấy phép GIẤY PHÉP KINH DOANH thì trên GIẤY PHÉP KINH DOANH lại không thể hiện những ngành, nghề đã đăng ký. Như vậy để biết Công ty mình đang kinh doanh ngành, nghề gì thì bạn nhớ bảo Sếp cho xem “Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp” nhé. (Hoặc tra cứu trên trang https://dangkykinhdoanh.gov.vn)

        Vậy theo đúng luật thì bạn chỉ được phép kinh doanh những mặt hàng không cấm, nhưng nếu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện thì bạn cần phải có thêm “giấy phép con”.

        Điều 25, nghị định 155/2013/NĐ-CP, ngày 11 tháng 11 năm 2013 – Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế hoạch đầu tư.

        “Vi phạm về việc kinh doanh ngành, nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

        Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh ngành, nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

        Tuy nhiên  với sự ra đời của nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nghị định này đã Bỏ các hành vi vi phạm về việc kinh doanh ngành, nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

        Bây giờ đã mua phải mặt hàng không có trong đăng ký kinh doanh và đã bán ra rồi thì về mặt thuế xử lý ra sao?

2/ Về thuế GTGT đầu vào:

Căn cứ khoản 15, điều 14 thông tư 219/2013/TT-BTC, ngày 31/12/2013 – Quy định các trường hợp không được khấu trừ thuế GTGT và Khoản 1, 2 điều 15 thông tư 219/2013/TT-BTC về Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Cùng với hướng dẫn tại CV 1387/TCT-KK ngày 14/04/2015 của Tổng Cục thuế gửi Cục thuế Tây Ninh

        “Trường hợp Công ty TNHH Vinkems kinh doanh ngành, nghề không thuộc ngành, nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì đề nghị Cục Thuế tỉnh Tây Ninh kiểm tra, xác định nếu trường hợp ngành, nghề kinh doanh của Công ty không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc ngành, nghề bị cấm kinh doanh thì thống nhất với đề xuất tại công văn số 297/CT-TTr ngày 26/01/2015 của Cục Thuế tỉnh Tây Ninh, cụ thể: chấp nhận việc kê khai thuế GTGT đầu vào đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề không thuộc ngành, nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH Vinkems. Cục Thuế tỉnh Tây Ninh hướng dẫn Công ty bổ sung ngành, nghề theo quy định.”

        Như vậy thuế GTGT đầu vào trường hợp kinh doanh không đúng ngành, nghề kinh doanh được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

3/ Về thuế GTGT đầu ra:

        Khi xuất hóa đơn bán hàng liên quan đến trường hợp này doanh nghiệp phải tính, khai, nộp thuế GTGT đầu ra đầy đủ.

4/ Về chi phí đầu vào:

        Căn cứ Khoản 1 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC, ngày 22/06/2015 – sửa đổi bổ sung thông tư 78/2014/TT-BTC về các khoản chi được trừ khi quyết toán thuế TNDN.

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt….”

        Căn cứ 37 khoản chi phí không được trừ quy định tại văn bản nêu trên thì không có khoản chi nào liên quan đến việc kinh doanh ngành, nghề không đăng ký kinh doanh mà không được trừ cả.

        Vậy chi phí đầu vào nếu đáp ứng đủ điều kiện tại Khoản 1 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC, ngày 22/06/2015 – sửa đổi bổ sung thông tư 78/2014/TT-BTC là chi phí được trừ.

5/ Về ghi nhận Doanh thu:

Căn cứ Điều 7 thông tư 78/2014/TT-BTC, ngày 22/06/2015 về Thu nhập khác:

“Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau:…”

        Như vậy khoản thu về từ hoạt động kinh doanh mặt hàng không có trong đăng ký kinh doanh được gọi là Thu nhập khác.

6/ Về hạch toán:

       Từ những phân tích trên chúng ta có định khoản như sau:

Khi mua về:

Nợ TK 152, 156:

Nợ TK 133:

Có TK 111, 112, 331:

Khi bán ra:

Nợ TK 131, 111, 112:

Có TK 711:

Có TK 33311:

Đồng thời:

Nợ TK 811:

Có TK 156:

=> Kết luận:

        Như vậy Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng không có trong giấy phép đăng ký kinh doanh thì:

– Nhà nước không cấm DN kinh ngành, nghề không GIẤY PHÉP KINH DOANH miễn là ngành, nghề đó không bị cấm. Nếu là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đảm bảo đủ kiều kiện kinh doanh theo quy định;

– Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào;

– Được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN;

– Xuất hóa đơn và tính thuế GTGT đầu ra bình thường;

– Thay vì ghi nhận Doanh thu và Giá vốn khi bán ra bạn ghi nhận vào thu khác và chi khác;

Cách xử lý tối ưu cho bạn là bạn nên thay đổi đăng ký kinh doanh, đưa thêm những mặt hàng đó vào giấy phép đăng ký kinh doanh.

 Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp