Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân là gì được chia sẻ bởi kế toán YTHO
Ở bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn Tổng quan và đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân.
Sau đây chúng tôi xin gởi đến các bạn bài giảng thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân:
Thu nhập chịu thuế TNCN gồm các khoản sau đây (10 khoản)
1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Thí dụ: Ông A có một mặt bằng ( 4m*10m) ở đường 3/2 cho thuê: 40 000 000 đ/tháng => Ông A nộp thuế TNCN
Thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật
Thí dụ: Chị C có chứng chỉ CPA (kiểm toán viên), hàng tháng chi làm báo cáo cho 5 công ty là 10 000 000 đ, thu nhập này là thu nhập chịu thuế TNCN
Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
2. Thu nhập từ tiền lương tiền công bao gồm:
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương tiền công
- Các khoản phụ cấp trợ cấp trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp độc hại,…
- Tiền thù lao dưới các hình thức
- Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hiệp hội nghề nghiệp, HĐQT, hội đồng quản lý và các tổ chức
- Các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do NLĐ trả hoặc trả hộ cho NLĐ
- Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được nhà nước phong tặng, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Thu nhập từ đầu tư vốn bao gồm:
- Tiền lãi cho vay (trừ tiền lãi ngân hàng);
- Lợi tức, cổ tức từ việc góp vốn cổ phần
- Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu chính phủ
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm:
- Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế
- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm: (Trong trường hợp kinh doanh BĐS)
- Thu nhập từ chuyển nhượng đất và tài sản gắn liền với đất
- Thu nhập từ chuyển quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở
- Thu nhập từ nhường quyền thuê đất, thuê mặt nước
- Các khoản thu nhập khác từ chuyển nhượng BĐS
6. Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:
- Trúng thưởng xổ số;
- Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mãi;
- Trúng thưởng trong các hình thức cá cược;
- Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
7. Thu nhập từ bản quyền bao gồm:
- Thu nhập từ chuyển giao, chuyển nhượng sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
- Thu nhập từ chuyển giao công nghệ
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại:
Thí dụ: Chị Lan là người đầu tiên mở quán ăn tên là “Quán Ngon” và có đăng ký với cơ quan chức năng. Ông C muốn sử dụng tên “Quán Ngon” để mở quán ăn thì phải ký hợp đồng chuyển nhượng TM với chị Lan. Thu nhập của chị Lan từ hoạt động này là thu nhập chịu thuế TNCN
Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng
Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, BĐS và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng
Thí dụ: Ông A cho Ông B một căn nhà, trị giá 1 000 000 000 đ. Ông B được căn nhà này, như vậy Ông B có thu nhập chịu thuế TNCN là 1 000 000 000 đ
Tóm lại: có 10 khoản thu nhập chịu thuế TNCN
Tham khảo các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân khi tính thu nhập chịu thuế để biết cách tính thuế thu nhập cá nhân. Từ đó các bạn có thể biết được thu nhập của mình là bao nhiêu thì phải đóng thuế.
Quay lại:
Bài học thuế TNCN:
Bài giảng học kế toán thực hành